Tĩm tắt chương 3:

Một phần của tài liệu 498 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Massage mỹ phẩm tại TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010  (Trang 55 - 57)

DỊCHVỤ MASSAGE MỸ PHẨM TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2006

3.4. Tĩm tắt chương 3:

Trong chương ba, tác giả đã đưa ra định hướng phát triển, quan điểm và mục tiểu phát triển, chiến lược phát triển tổng thể của ngành DVMM. Đồng thời dựa vào những phân tích về chất lượng DVMM và sự thoả mãn của khách hàng ở chương 1, đánh giá thực trạng ở chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng DVMM tại TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010 bao gồm: đầu tư thoả đáng vào phương tiện hữu hình, tăng cường khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp cho DVMM, Xây dựng nâng cấp phịng DVMM cho phù hợp với xu hướng chung của thời đại.

Để giúp các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ này thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, UBND Thành phố.

Hy vọng là Luận văn “Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Massage mỹ phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh” sẽ gĩp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành dịch vụ non trẻ này.

56

KẾT LUẬN

1. Quan điểm cơ bản của luận văn là khi đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng DVMM cần dựa trên yêu cầu thực tế của khách hàng chứ khơng đơn thuần dựa vào việc cải thiện, nâng cấp những gì mà các doanh nghiệp trong ngành đang cĩ. Vì vậy mà kết quả của luận văn được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu mơ hình chất lượng DVMM, từ phân tích, đánh giá thực trạng của ngành DVMM và từ ý kiến đánh giá của 163 khách hàng đã từng sử dụng DVMM, để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng DVMM.

2. Mơ hình chất lượng DVMM trong luận văn được nghiên cứu dựa trên mơ hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman nhưng đã điều chỉnh cho phù hợp với ngành DVMM. Mơ hình này cĩ thể ứng dụng cho việc đánh giá chất lượng DVMM. Kết quả cho thấy chất lượng DVMM gồm 7 thành phần chính là: 1. Mức độ đảm; 2. Phương tiện hữu hình; 3. Sự chuyên nghiệp; 4. Độ tin cậy; 5. Năng lực phục vụ; 6. Phịng dịch vụ Massage; 7. Vị trí DVMM. Nhưng hiện nay chỉ cĩ 3 thành phần thực sự cĩ ảnh hưởng tới mức độ thoả mãn của khách hàng đĩ là: 1. Mức độ đảm bảo (hay cịn gọi năng lực phục vụ); 2. Phương tiện hữu hình; 3. Sự chuyên nghiệp; trong đĩ năng lực phục vụ đĩng vai trị then chốt nhất để tạo sự thoả mãn cho khách hàng (trọng số = 0,647).

3. Kết quả trên giúp cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVMM cĩ cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý đồng thời cĩ thể lựa chọn các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm giữ vững vị trí của mình trên thương trường từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh khơng chỉ với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành mà cịn cĩ khả năng cạnh tranh với các loại hình dịch vụ tương tự ở các nước khác trong khu vực.

Các đề xuất, kiến nghị với Nhà nước và các bộ ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động và nhanh chĩng cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ của

57

ngành DVMM đồng thời hỗ trợ sự phát triển của ngành du lịch du lịch, sản xuất và phân phối mỹ phẩm tại TP.HCM.

4. Luận văn cĩ một số điểm mới như sau:

9 Một là: Xây dựng, củng cố thêm mơ hình về chất lượng DVMM và sự thoả mãn của khách hàng.

9 Hai là: Xây dựng thang đo, các thành phần chất lượng trong một ngành dịch vụ, cụ thể là ngành DVMM.

9 Ba là: Tiếp cận một phương pháp nghiên cứu mới, xây dựng mơ hình lý thuyết trên cơ sở xử lý các dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

9 Bốn là: Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng ngành và kết quả nghiên cứu thị trường thu được. Các luận văn trước đây chủ yếu chỉ dựa vào thực trạng ngành.

9 Năm là: Coi DVMM là một ngành dịch vụ mới mẻ nhưng đầy tiềm năng phát triển. Xố bỏ những định kiến vốn cĩ về ngành dịch vụ “nhạy cảm” này.

5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong điều kiện giới hạn về mặt thời gian và kinh phí, tác giả mới chỉ nghiên cứu được ngành DVMM trong phạm vi TP.HCM. Tồn bộ số lượng khách hàng được mời tham gia phỏng vấn là người Việt nên chưa cĩ đưa ra được những giải pháp cụ thể hơn cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của của ngành DVMM so với các nước khác trong khu vực.

Nghiên cứu này chỉ xem xét tới mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của khách hàng trong khi cịn rất nhiều yếu tố khác cĩ thể gĩp phần thoả mãn khách hàng như: giá cả, khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi …

Những hạn chế trên đây đã gĩp phần mở ra một hướng nghiên cứu tiếp theo cho tác giả.

Một phần của tài liệu 498 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Massage mỹ phẩm tại TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010  (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)