Quá trình xây dựng ban hành và ứng dụng hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 354 Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 34)

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1 Quá trình xây dựng ban hành và ứng dụng hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam.

Hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng ban hành và ứng dụng, từ thời kỳ quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đến chuyển sang nền kinh tế thị trường với việc công bố hệ thống kế toán cải cách theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và một số văn bản sửa đổi cho đến gần đây nhất là thông tư số 89/2002/TT – BTC, thông tư số 105/2003/TT - BTC , quyết định số 234 – 30/12/2003 vớiø việc ban hành 16 chuẩn mực kế toán . Cùng với quá trình phát triển kinh tế và quá trình đổi mới của cơ chế kinh tế , hệ thống báo cáo tài chính đã không ngừng hoàn thiện và phát triển.

Quá trình xây dựng ban hành và ứng dụng hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn sau đây :

+ Giai đoạn 1

Thời kỳ quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bắt đầu từ ngày ban hành quyết định số 222 CP ngày 01/12/1970 của Chính phủ đến ngày 18/04/1990 trước khi ban hành quyết định số 224. Hệ thống báo cáo tài chính chia làm bốn loại.

Mục tiêu của hệ thống báo cáo trong giai đoạn 1 :

- Cung cấp những thông tin có hệ thống và toàn diện về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

- Cung cấp những số liệu cần thiết để đánh giá kết qủa hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện những khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp.

- Cung cấp những tài liệu lịch sử để xây dựng, bảo vệ, điều chỉnh và xét duyệt các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.

- Giúp cho các cơ quan quản lý cấp trên nắm tình hình và kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

Tóm lại, hệ thống báo cáo trong giai đoạn này với mục đích phục vụ cho quản lý của doanh nghiệp và sự kiểm soát của cấp trên.

Ưu điểm của hệ thống báo cáo giai đoạn 1 :

- Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh.

- Cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước, kiểm soát và kiểm tra các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

- Đảm bảo tính thống nhất trong việc soạn thảo các thông tin kế toán ( Sử dụng các mẫu biểu in sẵn ).

Nhược điểm của hệ thống báo cáo giai đoạn 1 :

- Chi phí soạn thảo thông tin kế toán tăng cao không tương xứng với hiệu qủa mang lại.

- Cấu trúc hệ thống báo cáo kế toán cồng kềnh, phức tạp đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trình độ, nghiệp vụ cao.

- Tần số báo cáo dày đặc làm gia tăng khối lượng công việc soạn thảo báo cáo tài chính.

- Chưa phân định được hệ thống báo cáo kế toán phục vụ quản lý doanh nghiệp và phục vụ cho những người bên ngoài doanh nghiệp.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống báo cáo này không còn phù hợp nữa.

+ Giai đoạn 2

Từ ngày 18/04/1990 đến ngày 01/11/1995 ban hành quyết định 1141/TC/CĐKT. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống báo cáo xây dựng trong giai đoạn 1 tỏ ra không phù hợp với yêu cầu mới, nhận thức được nhược điểm nói trên, bộ tài chính đã ban hành quyết định số 224 ban hành hệ thống báo cáo kế toán mới gồm bốn báo cáo.

So với hệ thống củ, hệ thống mới có những đặc trưng sau :

- Tính đơn giản : Thể hiện ở bốn đặc điểm : • Số lượng báo cáo giảm

• Tần số lập báo cáo giảm

• Các chỉ tiêu được cấu trúc lại theo hướng gọn nhẹ và ít hơn so với hệ thống củ.

• Kết cấu mẫu biểu đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho soạn thảo và nghiên cứu các báo cáo kế toán.

- Tính hiệu qủa : Dù số lượng báo cáo ít hơn với cấu trúc đơn giản nhưng hệ thống mới vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu

Một phần của tài liệu 354 Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)