Kết quả ước lượng tham số mô hình xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu bình quân đầu người hàng năm của hộ gia đình ở Ninh

Một phần của tài liệu 345 Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống dân cư ở Ninh Thuận (Trang 74 - 75)

C là chi tiêu bình quân đầu người hàng năm β0 , βi là hệ số hồi quy của mô hình

17 Quỹ xóa đói giảm nghèo trước thuộc Ngân hàng người nghèo nay thuộc Ngân hàng chính sách (1/2003) Quỹ giải quyết việc làm cũng thuộc Ngân hàng chính sách nhưng là quỹ cho vay ủy thác từ Bộ

2.5.1. Kết quả ước lượng tham số mô hình xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu bình quân đầu người hàng năm của hộ gia đình ở Ninh

Thuận:

Bảng 2.49: Mô hình hồi quy về chi tiêu bình quân đầu người hàng năm của hộ ở Ninh Thuận Hệ số hồi quy (βk) Giá trị P Thống kê t Hệ số tác động biên (eβk) Biến phụ thuộc:

Logarit chi tiêu bình quân đa u người

Các biến độc lập:

Hằng số 7.810328 0.0000 91.42074

Hộ có thuộc nhóm dân tộc thiểu số (có =1) -0.245458 0.0000 -7.019256 0,782346

Giới tính của chủ hộ (nam =1) 0.195023 0.0000 5.830429 1,215339

Số thành viên của hộ -0.086134 0.0000 -10.34219 0,917471

Hộ có việc làm? (có =1) 0.389970 0.0000 4.332240 1,476936

Nghề nghiệp chính của hộ trong nông nghiệp? (có =1) -0.287561 0.0000 -6.829283 0,750091

Hộ có đất ? (có =1) 0.242920 0.0000 6.290205 1,274967

Diện tích đất canh tác (1.000 m2) 0.012931 0.0000 5.792370 1,013015

Hộ có vay hơn 5 triệu? (có =1) 0.123583 0.0001 3.847122 1,131544

Lưu ý: R2 điều chỉnh = 0,35 với 605 quan sát.

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra ở Ninh Thuận 2004 bằng Eview 3.0. Xem Phụ lục 10,11,12 và13 Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy phương trình hồi quy khá thích hợp. Hệ số hồi quy có dấu đúng với kỳ vọng.

Những khác biệt của mô hình ở Ninh Thuận với mô hình cho cả nước là tỷ lệ phụ thuộc và trình độ học vấn không có ảnh hưởng thống kê đối với chi tiêu của hộ. Đây là điều không đáng ngạc nhiên cho dù theo bảng thì người nghèo luôn có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn và trình độ học vấn thấp hơn. Lý do mà trình độ học vấn không có tác động đến chi tiêu là vì trình độ học vấn trung bình ở mức rất thấp. Kết quả hồi quy cho thấy, khi ta có thể kiểm soát được các biến khác thì tỷ lệ phụ thuộc và trình độ học vấn không tạo nên một ảnh hưởng quan trọng nào tới chi tiêu của các hộ gia đình ở Ninh Thuận.

Kết quả hồi quy có thể cho ta kết luận chính xác hơn so với những thảo luận ban đầu dựa trên phân tích bảng thống kê. Một hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số có chi tiêu bình quân đầu người hàng năm chỉ bằng 0,7823 lần so với một hộ người Kinh. Hộ có chủ hộ là nam giới thường có chi tiêu gấp 1,2153 lần hộ có chủ hộ là nữ, tức cao hơn khoảng 21,53%. Nếu hộ gia đình có thêm một thành viên thì chi tiêu bình quân đầu người sẽ chỉ còn 0,9175 so với mức ban đầu, có nghĩa là giảm đi khoảng 8,25%.

Yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến chi tiêu là việc làm của hộ. Một hộ có việc làm sẽ có chi tiêu cao gấp 1,4769 lần hộ không có việc làm, tức tăng gần 50%. Do đó,có thể thấy có việc làm đối với các hộ gia đình ở Ninh Thuận là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nếu hộ làm công việc thuần nông thì chi tiêu bình quân sẽ thấp hơn khoảng 25% so với hộ có việc phi nông nghiệp.

Một yếu tố khác quan trọng không kém việc làm đó là việc có đất để canh tác. Một hộ có đất để canh tác sẽ có chi tiêu bình quân cao hơn khoảng 27,49% so với khi không có đất. Mỗi 1.000 m2 tăng thêm sẽ làm cho chi tiêu tăng 1,3%. Điều này cho thấy nếu tăng diện tích đất trồng mà những yếu tố như thời tiết, nguồn nước tưới vẫn không thuận lợi thì người dân vẫn khó mà giàu lên được.

Vay được vốn góp phần đáng kể làm tăng chi tiêu của hộ gia đình ở Ninh Thuận. Con số thống kê cho thấy một hộ được vay từ 5 triệu trở lên sẽ có cơ hội tăng chi tiêu của mình lên khoảng 13,15%.

Một phần của tài liệu 345 Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống dân cư ở Ninh Thuận (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)