2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Ninh Thuận thuộc cực Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí địa lý từ 11o18’14” đến 12o09’15” độ vĩ Bắc và từ 108o09’08” đến 109o14’25” độ kinh Đông. Phía bắc giáp Khánh Hòa, phía Nam giáp Bình Thuận, phía tây giáp Lâm Đồng và phía đông giáp biển Đông. Tỉnh nằm dọc quốc lộ 1A, có đường sắt Thống Nhất chạy qua và quốc lộ 27 đi Tây Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên là 3360,06 km2. Cả tỉnh có 105 km bờ biển. Địa hình rất đa dạng, bao gồm cả đồng bằng, miền núi và miền ven biển. Ninh Thuận được bao bọc bởi núi ở 3 mặt, phía Bắc và Nam có hai dãy núi cao lan ra sát biển, phía Tây là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình hơi dốc, thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Thị xã Phan Rang là trung tâm của tỉnh; Ninh Hải, Ninh Phước là hai huyện đồng bằng ven biển trong khi Ninh Sơn và Bắc Ái là các huyện miền núi.
Khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng khô hạn và nhiều gió. Nắng nóng ở nơi đây thuộc vào loại cao nhất so với cả nước. Do các dãy núi Trường Sơn và các nhánh núi đâm ngang ra biển chắn các hướng gió trong cả hai mùa, cho nên đây là vùng có lượng mưa bình quân thấp nhất trong cả nước. Ninh Thuận ít có bão và thường xảy ra vào tháng 10, 11. Nhờ tác dụng của địa hình, sức gió của bão giảm đi rất nhiều trong lục địa. Tuy nhiên, bão thường kết hợp với dông gây ra mưa lớn và lũ lụt, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2002 có 539 ngàn người, mật độ dân cư trung bình 160 người/km2, bình quân mỗi hộ gia đình có 5,02 khẩu (TCTK, 2002). Đông dân nhất là huyện Ninh Phước (trên 171 ngàn người), ít nhất là huyện Bắc Ái (khoảng 19 ngàn người) do mới tách ra từ huyện Ninh Sơn vào năm 2001. Ninh Thuận cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như người Chăm ở Ninh Phước, người Rắc lây ở Ninh Sơn tạo nên sự đa dạng văn hóa rất đặc trưng.
Là một trong những tỉnh nghèo nhất nước (đứng thứ 59), kinh tế Ninh Thuận chủ yếu dựa vào nông nghiệp (tỷ trọng nông, lâm và thủy sản qua các năm thường ở mức xấp xỉ 50% GDP) với hơn 70% lao động làm việc trong khu
vực này. Sản phẩm chủ yếu vẫn là cây lương thực như lúa, bắp, đậu. Ngành nuôi tôm ở 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước đã có lúc khởi sắc mang lại thu nhập đáng kể song lại đang bước vào thời kỳ khó khăn do ô nhiễm nguồn nước, thiên tai và dịch bệnh liên miên. Ngành chăn nuôi cừu và dê hiện đang trên đà phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể coi như một cứu cánh của vùng đất đầy nắng gió này. Ngoài ra, Ninh Thuận cũng còn có những sản phẩm độc đáo như nho, rượu nho hay một số sản phẩm thủ công được nhiều người biết đến như gốm Bàu Trúc, thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Công nghiệp sản xuất và dịch vụ du lịch là những bước tiến mới trong chủ trương của tỉnh nhưng chỉ là những bước khởi đầu hết sức dè dặt.
Những điểm được chọn nghiên cứu không chỉ nhằm vào tính đại diện đói nghèo của tỉnh mà còn phải tạo nên sự tương phản, đa dạng về địa hình, dân tộc, nghề nghiệp. Tại thị xã Phan Rang-Tháp Chàm (PRTC), phường được chọn là phường Đô Vinh, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, đa dạng về nghề nghiệp của các hộ. Ba xã được chọn (xã Mỹ Sơn ở Ninh Sơn, xã Phước Nam ở Ninh Phước và xã Phương Hải ở Ninh Hải) cách trung tâm từ 15-20 km. Trong đó, mỗi vùng mang mỗi đặc điểm khác nhau về dân tộc, nghề nghiệp và vị trí địa lý. Đặc biệt, xã Mỹ Sơn là xã đã từng được chọn trong một nghiên cứu PPA của World Bank tại Ninh Thuận.
Địa bàn nghiên cứu:
Thị xã/Huyện Phường/Xã Thôn Số hộ
Khu phố 4 87
Thị xã Phan Rang-Tháp
Chàm Đô Vinh Khu phố 5 68
Mỹ Hiệp 57
Huyện Ninh Sơn Mỹ Sơn
Phú Thạnh 103
Phương Cựu 70
Láng Me 30
Huyện Ninh Hải Phương Hải
Bỉnh Nghĩa 45
Văn Lâm 50
Nho Lâm 35
Phước Lập 35
Huyện Ninh Phước Phước Nam
Vụ Bổn 35
Ghi chú: Phỏng vấn 615 hộ, xử lý số liệu sơ bộ loại bỏ 9 hộ ở Ninh Hải, 1 hộ ở Ninh Phước bị thất lạc, còn lại 605 hộ.
2.2. Phương pháp phân tích
2.2.1. Sử dụng chi tiêu bình quân làm tiêu chí phân tích nghèo
Trong phần điều tra của mình, chúng tôi thu thập cả hai dữ liệu chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên qua thực tế điều tra, chúng tôi chọn chi tiêu bình quân đầu người làm tiêu chí phân tích nghèo
Những lý do mà số liệu chi tiêu chính xác hơn số liệu thu nhập:
Do tâm lý, người dân thường có xu hướng khai thấp thu nhập của mình. Thu nhập càng cao càng khai thấp.
Trong những vùng có ngành nghề đa dạng thì thu nhập thường khó xác định một cách đầy đủ. Người dân do nay làm việc này mai làm việc kia mà không nhớ tất cả các khoản thu của mình.
Thu nhập từ các loại cây lâu năm là không thể tính được dù có chi phí chăm sóc. Thu nhập từ các loại gia súc không thể tính được hàng năm vì có thể nhiều năm hộ gia đình mới bán.
Làm ăn, buôn bán, nuôi trồng luôn biến động, lời lỗ thất thường. Tuy nhiên, trong một năm, một hộ có thể có thu nhập âm nhưng không thể cho rằng đây là hộ nghèo được. Ngược lại, chi tiêu thường dựa vào tài sản hiện có trong gia đình hoặc dựa vào kỳ vọng nguồn thu nhập sắp tới của hộ. Nếu là hộ nghèo thì chi tiêu sẽ hạn chế do tâm lý, ngoài ra việc đi vay để chi tiêu là rất khó khăn vì chủ nợ không cho vay, hơn nữa những khoản này thường là nhỏ.
Những loại chi tiêu tăng cao bất thường cũng có khi xảy ra, chẳng hạn như chi tiêu cho việc chữa bệnh, mua các vật dụng đắt tiền, sửa chữa hay xây nhà nhưng những loại chi tiêu này chỉ thường có ở những hộ không nghèo. Trong trường hợp chi cho khám và chữa bệnh ở hộ nghèo ở Ninh Thuận hiện đã có BHYT, nếu không thì họ cũng không đi đến cơ sở Y tế vì chi phí cao mà họ thì không có tiền.
Chi tiêu không những ít bị khai thấp hơn thu nhập mà nó còn ổn định hơn từ năm này qua năm khác, và do đó, có đủ căn cứ lý thuyết để dùng các thước đo chi tiêu nhằm phản ánh mức sống (Glewwe và Twum-Baah, 1991).
2.2.2. Cơ sở xác định đâu là người nghèo:
Với quan niệm cho rằng việc áp dụng một chuẩn nghèo nào đó để tính ra một tỷ lệ nghèo không có nhiều ý nghĩa trong việc phân tích và đánh giá nghèo đói. Mặt khác, công việc này cũng đã được các cơ quan trong tỉnh báo cáo
thường xuyên. Thay vào đó, chúng tôi chọn cách đã từng được sử dụng để phân tích các Điều tra Mức sống dân cư ở Việt Nam 1993-1998. Theo cách làm này, chúng tôi định nghĩa một hộ gia đình là nghèo nếu mức độ chi tiêu bình quân đầu người nằm trong 20% thấp nhất của chi tiêu. Đây chỉ là một chỉ tiêu tương đối chứ không phải tuyệt đối. Lợi thế chính của phương pháp này là nó cho phép người ta xác định được rõ hơn các nhân tố làm tách biệt các hộ giàu với các hộ có thu nhập gần bằng hoặc thấp hơn giá trị trung vị.
Theo đó, chúng tôi định nghĩa 5 nhóm chi tiêu như sau: Đầu tiên, dùng đồ thị tần suất, chúng tôi lọai bỏ những hộ có chi tiêu quá thấp hoặc quá cao vì chi tiêu của những hộ này không có tính đại diện. Sau đó, chia khoảng chi tiêu còn lại thành năm đoạn bằng nhau. Và như vậy, những hộ có chi tiêu nằm trong khoảng thấp nhất được xem là hộ nghèo tương đối. Những hộ có chi tiêu cao nhất được xem như là hộ giàu.
2.2.3. Công thức đo lường các mức độ nghèo:
Sau khi xác định các nhóm chi tiêu, có thể tính toán một số chỉ tiêu thống kê mô tả quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng của đói nghèo. Những thống kê này bao gồm chỉ số đếm đầu người (xác định tỷ lệ đói nghèo), khoảng cách đói nghèo (xác định mức độ sâu của đói nghèo) và bình phương khoảng cách đói nghèo (xác định tính nghiêm trọng của đói nghèo). Foster, Green và Thorbecke (1984) đã chỉ ra rằng 3 thước đo này có thể được tính bằng công thức sau:
∑= ⎢⎣⎡ − ⎥⎦⎤ = ⎢⎣⎡ − ⎥⎦⎤ = M i i z y z N P 1 1 α α Trong đó:
yi là đại lượng xác định phúc lợi (ở đây là chi tiêu tính trên đầu người) cho người thứ i.
Z là ngưỡng nghèo
N là số người có trong mẫu dân cư M là số người nghèo
α là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo
Khi α = 0, đẳng thức trên tương đương M/N, tức bằng số người nghèo chia cho tổng số người ở trong mẫu. Thước đo này được gọi là tỷ số đếm đầu (Headcount ratio) hay chỉ số đếm đầu (Headcount index). Chỉ số này phổ biến nhất và dễ tính nhưng không nhạy cảm với khoảng cách của người nghèo so với ngưỡng nghèo.
Khi α = 1, ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói. Chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo và nó biểu hiện như mức trung bình của tất cả mọi người trong quần thể. Có thể xem đây là chi phí tối thiểu để xóa bỏ nghèo đói trong điều kiện mọi khoản chi chuyển nhượng đều đến đúng đối tượng. Tuy nhiên trong thực tế việc chuyển giao thường có hao hụt và chi phí hành chính cho nên chi phí thực tế để xóa bỏ nghèo đói thường là bội số của khoảng cách nghèo đói.
Khi α = 2, ta có chỉ số khoảng cách đói nghèo bình phương (Squared poverty gap index) hay chỉ số nhạy cảm nghèo (Sensitive gap ratio of poverty). Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của nghèo đói và làm tăng thêm trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo.
2.3. Mô hình kinh tế lượng:
2.3.1. Mô hình hồi quy xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu đầu người ở tỉnh Ninh Thuận: người ở tỉnh Ninh Thuận:
Mặc dù bảng hai chie u cũng làm sáng tỏ khi xem xét các tác động chính đối với chi tiêu bình quân đa u người nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là các tác động đối với chi tiêu có thể tương quan lẫn nhau, và do đó không thể hiện được tác động độc lập.
Để giải quyết vấn đề này cần một mô hình hồi quy. Theo David và Osutka (1994), Dominique và Jonathan (1999), mô hình kinh tế lượng phân tích những yếu tố tác động đến chi tiêu có dạng hàm logarit ln(C) = β0 + βiXi. Biến phụ thuộc là logarit của chi tiêu bình quân đầu người. Việc sử dụng logarit ở đây là vì số liệu chi tiêu bình quân lệch phải, nếu sử dụng logarit sẽ làm ít lệch hơn. Khi đó những giả định cơ bản của mô hình hồi quy có khả năng đảm bảo hơn. Hơn nữa, với dạng hàm này, chúng ta cũng dễ dàng xác định tác động biên của từng yếu tố tác động Xi lên chi tiêu.
Mô hình lý thuyết tổng quát: Ln(C) = β0 + βiXi
Trong đó:
C là chi tiêu bình quân đầu người hàng năm β0 , βi là hệ số hồi quy của mô hình