Khả năng tiếp cận các điều kiện sinh sống cơ bản:

Một phần của tài liệu 345 Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống dân cư ở Ninh Thuận (Trang 61 - 69)

C là chi tiêu bình quân đầu người hàng năm β0 , βi là hệ số hồi quy của mô hình

11 Trong trường hợp này do phương sai không đồng nhất nên không thể phân tích ANOVA mà phải kiểm định thống kê t từng cặp Xem Phụ lục

2.4.9. Khả năng tiếp cận các điều kiện sinh sống cơ bản:

Nhà ở

Bảng 2.29: Tình trạng sở hữu nhà ở phân theo nhóm chi tiêu (%)

Chung Nghèo nghèoKhá Trung bình Khá giàu Giàu

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Không 5,3 6,6 4,5 6,3 5,3 Sở hữu nhà ở

94,7 93,4 95,5 93,7 94,7 100,0

Số liệu điều tra Nguồn: Số lithực tế Ninh Thuận, 2004

Bảng 2.29 phản ánh tình trạng nhà ở của các hộ trong các nhóm chi tiêu khác nhau. Hầu hết người dân trong mẫu điều tra có nhà ở, chỉ có 5,3% số hộ là không có nhà. Tuy nhiên con số này không phản ánh hết tình trạng nhà ở của hộ gia đình ở Ninh Thuận vì những lý do sau: thứ nhất, vùng điều tra không nằm ở khu vực miền núi hay miền sâu; thứ hai, số hộ gia đình có nhà không phản ánh tình trạng của căn nhà ấy là như thế nào, có kiên cố hay không. Bảng 2.30 cho thấy trong 94,7% hộ có nhà thì có hơn 61,5% hộ là sống trong nhà mà mái lợp bằng lá hoặc tôn, 28,1% hộ là nhà có nền đất, tức không lát bằng chất liệu nào cả. Con số này thậm chí còn lớn hơn đối với người nghèo.

Bảng 2.30: Tình trạng nhà ở phân theo nhóm chi tiêu (%)

Nhóm chi tiêu 4. Tình trạng nhà ở Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá

giàu Giàu Chung Nền nhà Nền lát bằng gạch 17,5 22,9 17,9 15,8 18,8 20,2

Nền đất 39,9 24,3 18,9 31,6 12,5 28,1 Nền lát bằng gỗ thô hoặc tre 1,0 2,1 0,8 Nền lát bằng chất liệu khác 39,3 51,0 58,9 52,6 68,8 49,3 Không có 3,3 0,7 2,1 1,7 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Mái ngói 40,4 34,9 28,4 36,8 56,3 36,2 Mái tôn 52,5 58,6 61,1 63,2 43,8 56,9 Mái lá 3,8 4,8 7,4 4,6 Mái Amiang 0,3 0,2 Mái nhà Không có 3,3 1,4 3,2 2,1 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004 • Nước sinh hoạt

Ở Ninh Thuận có rất nhiều hộ gia đình sử dụng nguồn nước tự nhiên (nước giếng, nước sông) làm nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của

mình mà không qua xử lý. Xây bể nước (Ninh Phước) hoặc lu nước (Ninh Sơn) để hứng nước mưa cũng đã từng được làm nhưng với khí hậu khô nóng, ít mưa ở vùng này thì đây không phải là giải pháp đáng

kể. Thậm chí có vùng người dân phải mua nước từ các xe chở nước sông tới thôn vì không tự đi lấy nước được.

Các hộ gia đình ở thôn Mỹ Sơn (Ninh Sơn) cho biết họ sống chủ yếu dựa vào nguồn nước trực tiếp từ sông Dinh. Thiếu vắng hoạt động quản lý nguồn nước cộng với điều kiện vệ sinh thấp kém khiến các hộ dân phải đối diện với rủi ro cao về chất lượng nước. Người dân còn cho biết năm 2002 đã xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước thải nhà máy chế biến sắn làm cho nước sông Dinh bị ô nhiễm nặng dẫn đến hiện tượng người và gia súc bị ngộ độc. Số đông người dân còn tỏ ra lo lắng về chất lượng nguồn nước nói trên đang biến động theo chiều hướng xấu đi rất nhiều trong những năm gần đây.

Chung Ninh Hải Ninh Phước 6. Ninh Sơn Phan Rang Tháp Chàm 5. Nguồn nước sử dụng tổng hợp

Col % Col % Col % Col % Col % Nước máy truyền vào tận nhà 39,5% 38,2% 27,3% 93,5% Nước máy ở cây nước công cộng 15,9% 64,0% 0,6% 5,2% Giếng trong nhà 26,1% 31,6% 31,8% 38,8% 2,6%

Giếng công cộng 20,5% 19,1% 39,6% 22,5% 0,6%

Xe bồn chở đến 0,7% 2,5%

Nước đóng chai 0,2% 0,6%

Nước mưa 8,1% 2,9% 20,8% 8,1%

Nước sông, hồ, suối 24,6% 1,3% 90,0% 1,9% Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Sống ở thị xã Phan Rang, đa số người dân cho biết có sử dụng nguồn nước sạch, chủ yếu là nước máy, chỉ một số ít hộ nghèo là còn phải gánh nước từ sông để uống hay tắm giặt. Ở vùng khảo sát huyện Ninh Sơn, người dân không được tiếp cận với nguồn nước máy, đa số người dân dùng nước giếng. Điều đáng lưu ý ở đây là tỷ lệ hộ dân dùng nước sông, suối là nguồn nước chính khá cao, chiếm 36,3% số hộ (Bảng 2.31). Trong số này đa phần là người thuộc nhóm chi tiêu trung bình trở xuống. Chỉ có những hộ khá giàu và giàu mới có khả năng mua nước từ xe bồn hay nước đóng chai. Người dân ở đây cho biết, dù trong nhà có giếng nhưng họ vẫn phải lấy nước sông, suối để nấu ăn hay uống vì nước giếng nhiễm phèn nặng. Tại vùng khảo sát huyện Ninh Hải, toàn bộ người dân sử dụng nước máy vì đây là vùng gần biển nên giếng nước ở đây bị nhiễm mặn. Còn ở huyện Ninh Phước, con số thống kê cho thấy các hộ gia đình phần nhiều sử dụng nước giếng trong sinh hoạt. Do vị trí địa lý, thời gian lấy nước ở hai huyện Ninh Hải và Ninh Phước là lâu hơn so với hai vùng còn lại.

Tổng cộng có 24,6% số hộ dùng nước sông, hồ hay suối (nguồn nước được xem là không sạch). Tuy nhiên chỉ có 9,8% hộ coi đây là nguồn nước sinh hoạt chính, phần còn lại sử dụng nguồn nước này như nguồn nước phụ. Chỉ khoảng 0,7% hộ trong mẫu sử dụng nước mưa. Nguồn nước được sử dụng nhiều nhất là nước máy, bao gồm truyền đến tận nhà và lấy ở cây nước công cộng , chiếm 39,5% (Bảng 2.32).

Nguồn nước sử dụng chính

Chung Ninh Hải Ninh Phước

Ni

nh Sơn Phan Rang Tháp Chàm

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nước máy truyền vào tận nhà 39,5 38,2 27,3 93,5 Nước máy ở cây nước công cộng 15,4 61,8 0,6 5,2

Giếng trong nhà 18,5 31,8 38,8 0,6

Giếng công cộng 16,2 39,6 22,5 0,6

Nước mưa 0,7 2,5

Nước sông, hồ, suối 9,8 0,6 36,3

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Tính chung 2,3% hộ sử dụng 3 nguồn nước thì có 33,2% số hộ sử dụng hai nguồn nước để sinh hoạt. Nguồn nước sử dụng thêm nhiều nhất vẫn là nước sông, nước mưa. Những hộ khá giàu ngoài việc sử dụng nước máy còn có thêm giếng trong nhà trong khi nhóm nghèo và khá nghèo sử dụng hai nguồn nước trở lên rất ít, mà có sử dụng thêm thì cũng chỉ là hứng nước mưa hay gánh nước sông suối. Việc một hộ dân có thể sử dụng nhiều nguồn nước để sinh hoạt ngoài việc thể hiện sự đa dạng của nguồn nước sinh hoạt trong vùng, mà còn cho thấy chất lượng của các nguồn nước là không đảm bảo trong khi chưa tiếp cận được nguồn nước máy.

Bảng 2.33: Nguồn nước sinh hoạt chính phân theo nhóm chi tiêu (%) Nhóm chi tiêu

Nguồn nước chính Chung Nghèo nghèoKhá Trung bình Khá giàu Giàu

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nước máy truyền vào tận nhà 39,5 41,0 39,7 42,1 10,5 37,5 Nước máy ở cây nước công cộng 15,4 9,8 15,1 23,2 31,6 18,8 Giếng trong nhà 18,5 10,4 20,9 20,0 42,1 31,3

Giếng công cộng 16,2 30,6 12,7 4,2 5,3

Nước mưa 0,7 2,1 5,3 6,3

Nước sông, hồ, suối 9,8 8,2 11,6 8,4 5,3 6,3 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Xét trong toàn tỉnh, khả năng được tiếp cận với nguồn nước máy ở các nhóm chi tiêu là gần bằng nhau, trừ một điều lạ là nhóm khá giàu có tỷ lệ sử dụng nguồn nước máy thấp (Bảng 2.33). Tỷ lệ nhóm hộ khá giàu trở lên có giếng riêng trong nhà cao hơn tỷ lệ này ở các nhóm còn lại, trên 30%. Điều này đồng nghĩa nhóm này ít sử dụng giếng công cộng hơn, chỉ có 5,3%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sông ở các nhóm trung bình trở xuống cao hơn nhóm còn lại nhưng

chênh lệch không quá lớn. Có thể kết luận rằng khả năng tiếp cận nguồn nước phản ánh sự khác biệt giữa các vùng hơn là trong nhóm chi tiêu.

Nhà vệ sinh

Các quan sát và phỏng vấn tại các hộ gia đình ở Ninh Thuận cho thấy hiện tượng khá phổ biến là các hộ dân ở đây không có nhà vệ sinh cá nhân. Việc sử dụng nhà vệ sinh ở các huyện là không phổ biến. Nhà vệ sinh thậm chí cũng không có ở những nơi công cộng như trạm xá, trường học, chợ. Nguyên nhân có thể là do nghèo đói nhưng nguyên nhân về nhận thức thấp có thể còn quan trọng hơn.

Bảng 2.34: Tỷ lệ loại nhà vệ sinh phân theo vùng (%)

Ninh Hải Ninh Phước Ninh Sơn

Phan Rang

Tháp Chàm Chung

Nhà vệ sinh có giật nước

của riêng hộ 5,9 1,9 20,0 8,4 9,3

Nhà vệ sinh có giật nước

dùng chung 4,4 1,2

Nhà vệ sinh không có giật

nước 2,9 20,1 1,9 91,6 29,8

Không có nhà vệ sinh 91,2 77,9 73,8 59,8

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Ở Ninh Phước đã từng có phong trào vận động người dân xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh cá nhân tại 3 xã vùng Dự án giảm nghèo Ninh Phước (An Hải, Phước Hải, Phước Dinh). Sau những đợt giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trong thời gian 2001-2003, đã có hơn 1000 nhà vệ sinh gia đình đã được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính rất nhỏ của Dự án (khoảng 300.000 đồng/nhà vệ sinh trong khi giá thành một nhà vệ sinh trong khoảng 700.000-1.000.000 đồng) (PPA Ninh Thuận,8/2003).

Bảng 2.35: Tỷ lệ loại nhà vệ sinh phân theo nhóm chi tiêu (%)

Loại nhà vệ sinh

của hộ Nghèo nghèo Khá Trung bình Khá giàu 7. àu Gi Chung

Nhà vệ sinh có giật nước

của riêng hộ 2,2 7,2 15,8 47,4 43,8 9,3 Nhà vệ sinh có giật nước

dùng chung 1,1 3,2 12,5 1,2

Nhà vệ sinh không có giật

Không có nhà vệ sinh 68,3 59,9 54,7 42,1 12,5 59,8

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Điều kiện sử dụng nhà vệ sinh là khác nhau giữa các hộ giàu và hộ nghèo. Trong khi nhóm hộ nghèo nhất có đến 68,3% là không có nhà vệ sinh thì chỉ có 12,5% nhóm hộ giàu là không có nhà vệ sinh. Chỉ có 2,2% hộ nghèo có nhà vệ sinh có giật nước riêng, ở người giàu con số này là 43,8%. Số liệu Bảng 2.35 cho thấy ở Ninh Thuận, đa số các hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh không có giật nước, gọi là nhà vệ sinh chứ thực ra đó có thể chỉ là hố xí đơn giản, hoặc không có nhà vệ sinh (chiếm 89,6% hộ). Như thế việc vệ sinh bừa bãi là tất yếu.

Sử dụng điện:

Bảng 2.36: Tỷ lệ hộ có điện ở Ninh Thuận phân theo nhóm chi tiêu (%)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá

giàu Giàu Chung

Có điện Không 10,9 8,2 2,1 7,6

Có 89,1 91,8 97,9 100,0 100,0 92,4

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Nguồn thắp sáng không là vấn đề quá lớn đối với các hộ trong vùng điều tra. Tổng cộng chỉ có 7,6% số hộ là không có điện. Có thể do đây chỉ là những vùng không quá sâu, quá xa, quá cao để có thể kéo điện đến. Ở những vùng cao xa khác, có thể tỷ lệ hộ không sử dụng điện cao hơn. Đặc biệt theo báo cáo của những người làm công tác xóa nghèo đói và bảo trợ xã hội thì thậm chí có vùng, người ta hoàn toàn không biết điện là gì và làm thế nào để sử dụng.

Bảng 2.37: Tỷ lệ hộ có điện ở Ninh Thuận phân theo vùng (%) Vùng

Ninh Hải Ninh Phước Ninh Sơn Tháp Chàm Phan Rang Chung

Có điện Không 1,5 6,5 10,0 11,6 7,6

Có 98,5 93,5 90,0 88,4 92,4

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004 • Khoảng cách địa lý:

Nhìn chung thì những vùng khảo sát đều có đường giao thông tốt, xe ô tô có thể chạy được mặc dù có nơi chỉ là đường đất, nhỏ và gồ ghề. Khoảng cách trung bình đến một trung tâm buôn bán là 1,5 km. Đây là

con số nhỏ so với các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Bảng 2.38: Khoảng cách từ nhà đến trung tâm mua bán gần nhất ở Ninh Thuận (km2)

Nghèo Khá nghèo

8. Trun

g bình Khá giàu Giàu Chung

Mean Mean Mean Mean Mean Mean

Khoảng cách 1,8 1,3 1,5 1,2 1,3 1,5

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Phân tích ANOVA14 cho thấy không có sự khác biệt trong khoảng

cách địa lý giữa các nhóm chi tiêu ở Ninh Thuận. Điều này cho biết rằng khoảng cách không là nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của các hộ

trong mẫu điều tra. Tuy nhiên có thể điều này xảy ra vì mẫu điều tra không thực hiện ở miền núi cao.

2.4.10. Khả năng tiếp cận các nguồn lực:

Đất đai:

Các PPA cho thấy các hộ nghèo coi diện tích đất và chất lượng đất là yếu tố quyết định đến mức sống (Tấn công nghèo đói, 1999). Các hộ khác thường xem các hộ nông thôn nghèo là những hộ có đất đai ít hoặc chất lượng kém nên không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của những hộ này.

Trong năm 1998, 10% các hộ nông thôn trong cả nước được đánh giá là không có đất. Việc không có đất phổ biến hơn ở các các vùng phía Nam: Hơn 1/5 hộ nông thôn ở Đo ng bằng Sông Cửu Long không có đất và 29% hộ nông thôn ở vùng Đông Nam bộ không có đất canh tác (Xem Bảng 2.39).

Bảng 2.39: Phần trăm các hộ không các đất hoặc không có nương rẫy ở Việt Nam

Phần trăm hộ nông thôn (%) Vùng 1993 1998 Diện tích đất trung bình (m2) năm 1998 Việt Nam 8,2 10,1 8148 Vùng núi phía Bắc 2,0 3,7 8890 Đồng bằng Sông Hồng 3,2 4,5 6491 Bắc Trung bộ 3,8 7,7 5001 14 Xem Phụ lục 9

Duyên hải miền Trung 10,7 5,1 5180

Tây Nguyên 3,9 2,6 13746

Đông Nam bộ 21,3 28,7 13712

Đồng bằng Sông Cửu Long 16,9 21,3 10650 Nguồn: Ngân hàng thế giới ước tính dựa trên số liệu của ĐTMSDC98

Bảng 2.40: Tỷ lệ sở hữu đất theo các nhóm chi tiêu ở Ninh Thuận (%)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Chung

Không có đất 51,4 39,7 33,7 31,6 37,5 42,0

Có đất 48,6 60,3 66,3 68,4 62,5 58,0

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Là một tiểu vùng của Đông Nam bộ, Ninh Thuận có tỷ lệ hộ không có đất rất cao, đến 42%. Chưa tới một nửa nhóm hộ nghèo là có đất (48,6%). Tỷ lệ nhóm không nghèo có đất nhiều hơn (trên 60%).

Bảng 2.41: Diện tích đất trung bình của hộ sử dụng theo các mục đích và nhóm chi tiêu (m2) Nghèo nghèoKhá Trung bình Khá giàu Giàu Chung

Diện tích vụ lúa 1 1032 1554 1886 2705 1180 1475

Diện tích vụ lúa 2 617 1026 1096 2153 868 945

Diện tích vụ lúa 3 202 207 178 0 313 197

Diện tích cây hàng năm 1 810 1734 2484 2195 1563 1582

Diện tích cây hàng năm 2 38 171 295 142 1250 178

Diện tích cây lâu năm 46 458 111 105 3125 338

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Diện tích đất trồng lúa của những hộ nghèo thấp hơn những nhóm hộ khác nhưng sự chênh lệch này không quá lớn. Sự chênh lệch lớn xảy ra ở diện tích trồng cây hàng năm và thậm chí là lớn hơn rất nhiều trong trường hợp diện tích đất trồng cây lâu năm. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong thu nhập từ đất đai giữa hai nhóm nghèo và không nghèo như được trình bày trong Bảng 2.42.

Bảng 2.42: Doanh thu từ đất và diện tích đất canh tác phân theo 2 nhóm chi tiêu

Nghèo Không nghèo Chung

Doanh thu từ đất (1.000 đồng) 1206 2848 2351

Diện tích đất canh tác (m2) 2746 5604 4740

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Doanh thu từ đất đai (bao gồm thu từ trồng trọt và cho thuê) của nhóm hộ nghèo là 1206 ngàn đồng trong khi ngưỡng chi tiêu nghèo

Một phần của tài liệu 345 Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống dân cư ở Ninh Thuận (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)