Lịch sử hình thành phát triển của Vietnam Eximbank

Một phần của tài liệu 323 Hoạch định chiến lược kinh doanh Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) đến năm 2010 (Trang 29)

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam, chính thức hoạt động từ ngày 17/01/1990.

Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng, tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank hoặc

Eximbank. Sau 6 lần tăng vốn, dự kiến đến tháng 10/2006, vốn điều lệ của Eximbank là 1.200 tỷ đồng tương đương 1.200.000 cổ phiếu (các thủ tục nộp tiền tăng vốn sẽ thực hiện từ 20/09/2006 đến 10/10/2006). Eximbank cĩ địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, 15 Chi nhánh, 6 phịng giao dịch phân bố tại các tỉnh thành trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang. Về quan hệ đối ngoại, Eximbank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 650 ngân hàng tại trên 70 quốc gia trên thế giới.

Hình 2.1. Hình trụ sở Eximbank 2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự:

Cùng với sự phát triển mạnh của các nghiệp vụ, bộ máy tổ chức và nhân sự của Eximbank ngày càng hồn thiện, cơ cấu tổ chức ngày càng khoa học và hiệu quả hơn. Trình độ của cán bộ cơng nhân viên ngày càng nâng cao, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. Về cơ cấu tổ chức, Eximbank cĩ cơ cấu tổ chức như sau:

- Đại hội cổ đơng. - Ban kiểm sốt. - Hội đồng quản trị. - Ban điều hành.

- Các phịng ban nghiệp vụ.

- Các chi nhánh và phịng giao dịch.

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Eximbank

Với cấu trúc về mơ hình tổ chức theo khối như sơ đồ 2.2, bộ máy nhân sự của Ngân hàng Eximbank cĩ 23 phịng ban, 15 chi nhánh, và 6 phịng giao dịch. Tính đến thời điểm 30/09/2006, ban tổng giám đốc của Eximbank bao gồm: tổng giám đốc, kế tốn trưởng, và 6 phĩ tổng giám đốc. Hỗ trợ và tham mưu cho ban tổng giám đốc trong hoạt động điều hành và trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ ở từng phịng/ban và chi nhánh, đội ngũ quản trị viên cấp trung của Eximbank là 23 trưởng phịng/ban tại hội sở, giám đốc trung tâm địa ốc, trưởng ban hiện đại hĩa, trưởng ban dự án phát triển, giám đốc trung tâm đào tạo, và 16 giám đốc chi nhánh.

2.1.3. Chức năng và nghiệp vụ chính của Eximbank

Eximbank là một ngân hàng thương mại cĩ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, cụ thể:

- Dịch vụ Nhận tiền gửi thanh tốn - tiền gửi tiết kiệm - phát hành giấy tờ cĩ giá ngắn hạn bằng Đồng và các loại ngoại tệ: Thực hiện các hình thức huy động tiết kiệm, tiền gửi, kỳ phiếu..vv khơng kỳ hạn và cĩ kỳ hạn với các mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.

- Cho vay ngắn hạn - trung hạn - dài hạn - đồng tài trợ - cho vay theo hạn mức tín dụng: Thực hiện cho vay tín chấp hoặc cĩ thế chấp bằng đồng và ngoại tệ cho các thành phần kinh tế, cá nhân với các điều kiện thuận lợi và lãi suất cho vay hấp dẫn. Cho vay hợp vốn với các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác đối với các dự án lớn.

- Dịch vụ thanh tốn - tài trợ dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hĩa - dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống SWIFT: Eximbank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần cĩ hoạt động dịch vụ thanh tốn đa dạng và cĩ thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về thanh tốn quốc tế và trong nước của các khách hàng kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu. Với mạng lưới liên kết với hơn 650 ngân hàng lớn tại 70 quốc gia trên thế giới, Eximbank cĩ khả năng thực hiện nhanh chĩng, chi phí thấp, an tồn với các hình thức thanh tốn bằng thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, D/P), TT, OP, Cheque, thẻ tín dụng. Chiết khấu chứng từ cĩ giá với mức phí thấp (chứng từ hàng xuất). Phát hành thư bảo lãnh trong và ngồi nước; thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong và ngồi nước.

-Kinh doanh tiền tệ: cung cấp các dịch vụ về mua bán các loại ngoại tệ đối với các cá nhân và doanh nghiệp, nghiệp vụ giao ngay (Spot) về tiền tệ, nghiệp vụ hốn đổi về tiền tệ (Swap), nghiệp vụ kỳ hạn về tiền tệ (Forward) và nghiệp

vụ quyền lựa chọn tiền tệ (Option) giữa ngoại tệ/ngoại tệ, ngoại tệ/đồng. Đối với nghiệp vụ option, Eximbank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ Option ngoại tệ/ngoại tệ từ tháng 2 năm 2003 và Option ngoại tệ/VNĐ từ tháng 6/2006 và đã thu hút nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia nghiệp vụ này nhằm tránh các rủi ro về biến động tỷ giá.

-Dịch vụ trọn gĩi phục vụ du học sinh: Cung cấp dịch vụ tư vấn du học, thủ tục chứng minh tài chính cho du học sinh, cho vay du học trọn gĩi. Phối hợp cùng các cơng ty tư vấn du học tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu về các cơ hội du học tại các nước cĩ nền giáo dục phát triển cho các học sinh sinh viên. Hỗ trợ các du học sinh về mặt tài chính như cho vay với lãi suất ưu đãi, phát hành thẻ tín dụng MasterCard/Visa dưới dạng tín chấp hoặc ký quỹ với các mức phí sử dụng rất thấp.

-Dịch vụ thanh tốn và phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ: Cung cấp dịch vụ phát hành thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế, thẻ nội địa Eximbank Card, cung cấp hệ thống máy rút tiền tự động (ATM). Cung cấp dịch vụ thanh tốn cho các đơn vị cung ứng hàng hĩa, dịch vụ cĩ nhu cầu tiếp nhận thẻ tại Việt Nam như cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, cơng ty lữ hành, các trường học, bệnh viện..vv.

-Dịch vụ kinh doanh địa ốc: Cung cấp dịch vụ giới thiệu, tư vấn mua và bán bất động sản, tư vấn pháp lý về thủ tục nhà ở, đất ở, hướng dẫn các thủ tục về nhà đất.

- Dịch vụ kiều hối: Cung cấp dịch vụ chuyển tiền của kiều bào ở nước ngồi cho thân nhân tại Việt Nam. Thơng qua dịch vụ kiều hối, hàng năm Eximbank tạo nguồn thu ngoại tệ khá lớn để cung cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

2.1.4. Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của Eximbank

Hiện nay, Eximbank là một trong những ngân hàng thương mại cĩ trình độ trang thiết bị và cơ sở vật chất tương đối tốt ở Việt Nam.

2.1.4.1. Cơ sở vật chất

Hiện nay Eximbank cĩ hội sở chính đặt tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, với tổng diện tích mặt bằng trên 4.000m2 với 3 tồ nhà 4 tầng hiện đại, 1 trung tâm địa ốc khang trang, 1 bãi đậu xe với diện tích trên 400m2, hệ thống máy phát điện dự phịng cĩ cơng suất đủ lớn để đảm bảo tính liên tục trong phục vụ cho tồn hội sở Ngân hàng trong trường hợp hệ thống điện chính bị sự cố, hệ thống phịng chống cháy nổ, hệ thống máy lạnh, hệ thống báo trộm, khơng gian làm việc và giao dịch thống rộng theo cách bố trí khơng gian mở, theo từng khu vực.

2.1.4.2. Hạ tầng kỹ thuật

Trình độ trang thiết bị kỹ thuật của Eximbank tương đối hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo mơ hình của các ngân hàng ở các nước cơng nghiệp phát triển. Hầu hết máy tính cá nhân (Personal Computer) trang bị tại các quầy giao dịch và phịng làm việc đều là máy IBM thế hệ mới được cài đặt hệ điều hành Window cĩ bản quyền của Microsoft, màn hình tinh thể lỏng và được nối mạng với hệ thống thơng tin lõi (Corebanking system) trong tồn hệ thống. Đối với mạng thanh tốn liên ngân hàng và mạng SWIFT, ngân hàng đã trang bị các máy chủ thế hệ mới của IBM như IBM E Severve. Đây là những máy chủ rất mạnh, cơng suất lớn dùng để thực hiện việc xử lý và chuyển dữ liệu giữa các tổ chức tài chính với nhau.

Từ năm 1998, Eximbank là 1 trong 5 ngân hàng thương mại nhận được sự tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) để thực hiện dự án hiện đại hĩa cơng

nghệ ngân hàng theo chủ trương của Ngân Hàng Nhà Nước. Eximbank đã chọn đối tác là Tập Đồn Cơng Nghệ Thơng Tin Hyundai (Hyundai Information Technology Corporation) để thực hiện 1 phần dự án nĩi trên với giá trị USD3,000,000 để hiện đại hĩa hệ thống thanh tốn Eximbank. Từ năm 2003, dự án này đã đi vào hoạt động và hiện đang phát huy tác dụng rất tốt. Trên nền tảng chương trình Corebanking, Eximbank cũng đã triển khai thành cơng hệ thống rút tiền tự động (ATM) từ năm 2004. Từ năm 1999, Eximbank cũng đã xây dựng trang WEB để các khách hàng cĩ thể tìm hiểu thơng tin cũng như thực hiện các giao dịch dạng phone banking, tư vấn và thanh tốn qua mạng.

2.2. Một số điểm lưu ý trong lịch sử phát triển của Eximbank

- Năm 1991 và năm 1992 được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ khơng hồn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam cĩ nhu cầu nhập khẩu.

- Năm 1993, Eximbank được chọn để thực hiện chương trình viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân Ngân hàng cũng nhận được một phần viện trợ từ chương trình này, tham gia vào hệ thống thanh tốn bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Năm 1995, Eximbank tham gia vào hệ thống Viễn Thơng Tài Chính Liên Ngân Hàng Tồn Cầu (SWIFT: The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications).

- Cũng từ năm 1995, Eximbank là thành viên hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP) và được Ngân Hàng Nhà Nước chọn là ngân hàng đầu mối tham gia chương trình hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Thương Mại Việt Nam với Phịng Thương Mại và Cơng Nghiệp nước cộng hịa Indonesia.

- Từ năm 1996, Eximbank trở thành thành viên chính thức của tổ chức MasterCard International và Visa International.

- Năm 1998, Eximbank được chọn là 1 trong 6 ngân hàng thương mại Việt Nam (Vietcombank, Incombank, Agribank, BIDV, Marinetimebank) tham gia dự án hiện đại hĩa ngân hàng (Bank Modernization Project) do World Bank tài trợ.

- Năm 1998, Eximbank đã được Chase Manhattan Bank New York tặng giải thưởng chất lượng cung cấp dịch vụ tốt nhất “1998 Best Services Quality Award”.

- Năm 2005, đạt danh hiệu The Best Export Financer do tạp chí Economy trao tặng.

Bên cạnh những bước phát triển mạnh mẽ và các thành tựu đã đạt được, từ năm 1997 đến cuối năm 1999, do chủ quan và thiếu các biện pháp thỏa đáng trong phịng tránh rủi ro trong hoạt động tín dụng và bảo lãnh thanh tốn xuất nhập khẩu, Eximbank đã thực hiện nhiều khoản cho vay lớn với các điều kiện vượt quá giới hạn an tồn, dẫn đến nợ quá hạn và nợ khĩ địi cao (Domesco Đồng Tháp, Minh Phụng, Việt Hà ...vv ). Hậu quả là vào cuối năm 1999 và đầu năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng tích sản của Eximbank đã vượt quá mức cho phép của ngân hàng nhà nước, uy tín của Eximbank trên thương trường quốc tế và nội địa bị giảm sút nghiêm trọng, một số lớn các khách hàng doanh nghiệp chủ lực của Eximbank lần lượt chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác, khách hàng cá nhân khơng tin tưởng gửi tiết kiệm tại Eximbank, dịch vụ kiều hối giảm sút, các hoạt động nghiệp vụ khác gặp nhiều khĩ khăn. Trước nguy cơ phá sản của Eximbank, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định số 575/Ttg/2000 đưa Eximbank vào thời kỳ hỗ trợ đặc biệt để tiến hành giám sát, thực hiện các hoạt động chấn chỉnh và cũng cố. Cũng từ thời điểm này, ban điều hành mới của Eximbank gồm tổng giám đốc và một số chức danh trưởng, phĩ

phịng đã được bổ nhiệm thay thế ban điều hành cũ. Từ sự thay đổi này, nhiều chính sách liên quan đến cơng tác tổ chức và kinh doanh đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Từ chủ trương chấn chỉnh củng cố, với những chính sách tích cực và phù hợp tình hình thị trường của ban điều hành mới, sự cộng tác hết mình của tồn thể cán bộ nhân viên, sự hỗ trợ của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ, Eximbank đã cĩ dấu hiệu chuyển biến tốt và dần trở lại quỹ đạo của sự phát triển chung trong tồn ngành ngân hàng, từng bước lấy lại uy tín trên thương trường trong nước và quốc tế. Các khách hàng doanh nghiệp chủ lực cũ đã quay lại giao dịch với Eximbank, khách hàng đã tin tưởng gửi tiền và giao dịch trở lại. Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lớn trong và ngồi đã thiết lập lại quan hệ với Eximbank.

Với những kết quả đạt được trong thời gian gần đây (từ năm 2000 đến hiện nay), Eximbank hiện đang cố gắng nỗ lực hơn nữa trong việc hiện đại hĩa cơng nghệ thơng tin và nghiệp vụ ngân hàng, đa dạng hĩa sản phẩm, chú trọng các biện pháp an tồn trong kinh doanh nhằm tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển và xây dựng Eximbank trở thành một trong những ngân hàng hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam vào năm 2006.

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Eximbank

2.3.1. Thực trạng hoạt động Eximbank giai đoạn 1990 - 2000

Từ khi chính thức đi vào kinh doanh năm 1990, Eximbank hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực tài trợ thanh tốn quốc tế để hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoại, theo chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng của Nhà nước từ năm 1989, Eximbank cùng với hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã gĩp phần

đáng kể vào sự phát triển kinh tế cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.

Qua 10 năm hoạt động, đến cuối năm 2000, Eximbank đã cĩ 19.400 đơn vị cĩ quan hệ tài khoản, thiết lập quan hệ đại lý với 584 ngân hàng tại 58 quốc gia trên thế giới. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư trong và ngồi nước tăng 27,8 lần; hoạt động sử dụng vốn được đa dạng theo nhiều hình thức như cho vay đa thành phần kinh tế, gĩp vốn mua cổ phần, đầu tư trái phiếu, tín phiếu, tham gia kinh doanh trên thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Đến cuối năm 2000, cĩ 1.170 đơn vị quan hệ tín dụng với tổng dư nợ cho vay tăng 15,68 lần. Các nghiệp vụ đầu tư khác đều tăng dần qua các năm. Kết quả kinh doanh 10 năm của Eximbank với tổng lãi gộp là 245 tỷ, nộp ngân sách nhà nước 54 tỷ.

Bảng 2.1. Số liệu các chỉ tiêu chủ yếu của Eximbank từ 1990 - 2000 CHỈ TIÊU 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tổng tài sản 243 774 1.229 1.043 1.798 2.912 3.155 3.480 2.813 2.657 3.165 2. Vốn điều lệ 50 50 50 125 125 125 250 250 250 250 250 3. Huy động 86 539 798 661 1.093 1.539 1.401 1.863 2.162 2.046 2.397 4. Dư nợ 120 298 497 609 943 1.377 1.564 2.061 1.888 1.828 1.882 4.1. Trong hạn 68 275 380 542 902 1.345 1.377 1.779 1.618 697 712 4.2. Quá hạn 52 23 117 67 41 32 187 282 270 1.131 1.170 4.3.Nợ xấu/dư nợ (%) 43 8 24 11 4

Một phần của tài liệu 323 Hoạch định chiến lược kinh doanh Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) đến năm 2010 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)