Các loại sản phẩm gốm sứ Bình Dương

Một phần của tài liệu Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ 19 đến 1975 (Trang 65 - 67)

2. Nghề gố mở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954

2.4Các loại sản phẩm gốm sứ Bình Dương

Gốm sứ truyền thống trên đất Bình Dương, giai đoạn này chủ yếu là gốm dân dụng nhằm phục vụ nhu cầu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, là những loại sản phẩm cĩ cốt gốm bền chắc, chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong gia đình như: chén, đĩa, tơ, bình cắm hoa… thường được gọi là gốm đá với nền trắng men xanh. Qui trình sản xuất, kỹ thuật nung, chất liệu, hình thức tráng men và trang trí hoa tiết cho loại gốm này đơn giản, khơng phức tạp, cầu kỳ nên giá thành sản phẩm rẽ phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người, nhiều tầng lớp. Các lị gốm Triều Châu, Phước Kiến luơn cĩ ưu thế về các loại sản phẩm này.

Cịn các loại khạp, lu, ché, siêu nước, ấm trà hay chậu kiểng, ống nước…. cĩ men màu đen, màu da lươn thường được gọi là sành do cĩ độ bền chắc rất cao, màu sắc trang nhã tiện dụng cho sinh hoạt gia đình ở nơng thơn kể cả trong lĩnh vực xây dựng. Sản phẩm sành thường là thế mạnh của các làng gốm Phước Kiến.

Lu gồm cĩ 5 loại. Đĩ là lu nhất, lu nhì, lu ba, lu tư và lu năm. Trong

đĩ lu nhất là loại lu lớn nhất, đựng được khoảng 200 lít nước, cịn các loại lu kế tiếp càng theo thứ tự càng về sau càng nhỏ, lu năm là nhỏ nhất.

Hoa văn trang trí trên lu thường là hình rồng, phụng đấp nổi. Lu cĩ men màu vàng da bị, da lươn. Đây là loại men chủ yếu lúc bấy giờ. Lu nhì dùng đựng đường tại các lị đường lúc bấy giờ, loại lu này cĩ men màu đen.

Khạp cĩ 3 loại: khạp hai, khạp ba lớn và khạp ba nhỏ

- Khạp: là loại sản phẩm nhỏ hơn lu, khơng cĩ hoa văn, chỉ được phủ một lớp men màu da bị hoặc da lươn, khạp cĩ hình dạng khác với lu. Nếu lu cĩ phần miệng và đế nhỏ hơn phần bụng nhiều thì khạp cĩ hình dạng gần như thon dài, đường kính miệng, đế và bụng cĩ độ chênh khơng lớn.

- Hũ là loại cĩ kích thước nhỏ hơn lu, miệng thắt, màu men giống như màu của lu. Hũ được tạo tác rất đa dạng về kiểu dáng, kích thước, độ dày, mỏng khác nhau. Cĩ loại vai lớn, thành miệng đứng, gờ miệng bằng, hủ men nâu cĩ ba tai hình bướm nhỏ gắn trên vai và loại men vàng da lươn khơng gắn tai. Cĩ loại hũ nở ra giữa thân, nhìn mặt cắt dọc gần giống hình thoi, loại này phủ men màu. Cũng cĩ loại phủ men da lươn, thành miệng hơi vát, hũ thường dùng đựng rượu, nước mắm, mật… Số lượng ít hơn các loại lu, khạp.

- Chậu: là đồ dùng được sản xuất nhiều do nhu cầu sử dụng, vì thế cĩ nhiều loại khác nhau. Miệng chậu hơi loe, bằng, thân vát dần xuống dưới, đáy bằng hay lõm. Đặc điểm của chậu hơi dày, nặng, độ nung cao,

chắc chắn. Chậu cĩ rất nhiều cơng dụng khác nhau như:đựng nước rửa

mặt, rửa các loại rau quả, làm máng cho lợn ăn.

- Tơ, dĩa là loại dùng trong việc ăn, uống hàng ngày. Loại này thường cĩ men trắng vẽ lam.

- Nồi: nồi cĩ 2 loại nồi cĩ tay và nồi tay cầm (như tay cầm của siêu nấu nước). Và mỗi loại được chia làm 2 kiểu là nồi lớn và nồi nhỏ. Nồi khơng cĩ men và được nung ở nhiệt độ cao nên khơng thể ngấm nước.

- Siêu: nhìn tổng thể, phần thân của siêu giống hình trụ, hơi phình ra ở đoạn giữa, thu hẹp phần đáy và miệng, đường kính miệng và đáy bằng nhau. Siêu cĩ vịi và tay cầm được chế tác riêng, sau đĩ gắn vào thân. Năáp hình trịn làm bằng khuơn in, cĩ một núm nhỏ, dẹt phía trên, cĩ hai loại tráng men.

Thời gian sau này làng gốm Bình Dương làm thêm các loại sản phẩm mới như chén (bát). Chén cĩ 02 loại:

Loại 1: làm bằng đất sét dẻo và phủ men trắng với hoa văn gợn sĩng dọc theo thân, được người Pháp gọi là Kaibat (cái bát).

Loại 2: gọi là chén con gà (vẽ hình con gà ở thành chén) cả hai loại này được nung nhẹ lữa nên xương gốm cĩ độ xốp. Bên cạnh loại chén cĩ thêm các loại khác như tơ, tộ, đĩa, thố…

Một phần của tài liệu Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ 19 đến 1975 (Trang 65 - 67)