Từ cơ chế, chính sách của Nhàn ước:

Một phần của tài liệu 244 Giải pháp tăng cường tài trợ DNVVN tại chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Tân (Trang 40 - 44)

THỰC TRẠNG TÀI TRỢ DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHCT BÌNH TÂN

2.5.2.1Từ cơ chế, chính sách của Nhàn ước:

Cơ chế chính sách của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước tuy ngày càng hồn thiện, vẫn chưa theo kịp với sự biến đổi nhanh chĩng của cơ chế thị

trường trong quá trình hội nhập. Những khĩ khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng liên quan nhiều đến cơ chế, chính sách của nhà nước, của các ngành, các cấp liên quan, cụ thể như sau:

- Về đăng ký giao dịch đảm bảo:

Trong thủ tục đăng ký và xố đăng ký giao dịch bảo đảm, thời gian giải quyết hồ sơ của cơ quan đăng ký thường chậm (đăng ký giao dịch bảo đảm mất 5 ngày, xố đăng ký giao dịch bảo đảm mất 5 ngày) và cịn nhiều bất cập như:

+ Theo Mục III của Thơng tư 05, hồ sơđăng ký thế chấp bằng quyền sử

dụng đất tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai phải cĩ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, quy định trên khơng phù hợp với trường hợp thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai do chủ sở hữu tài sản cĩ quyết định giao đất của cấp thẩm quyền mà chưa cĩ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu cơng nghiệp hoặc bảo đảm bằng nhà ở gắn liền với

đất ở của những căn hộ chung cư hình thành từ vốn vay tại khu đơ thị do khách hàng chưa cĩ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với

đất hình thành trong tương lai.

+ Thế chấp tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải

đăng ký, trong khi Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi, bổ

sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 chỉ quy định tài sản được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD mới phải đăng ký cịn tại một TCTD thì khơng cĩ quy định.

+ Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất cĩ hiệu lực kể

từ thời điểm đăng ký (Điều 8, 1 khoản 8 mục I Thơng tư 05/2005/TTLT-TP- TNMT) quy định này chỉ áp dụng đối với hợp đồng thế chấp khác. Tuy nhiên, khi thực hiện tại địa phương thì tất cả các hợp đồng thế chấp bảo đảm tiền vay

điều phải qua đăng ký làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết cho vay.

Những bất cập này đã ảnh hưởng đến quá trình cho vay và giải ngân của ngân hàng, một phần khiến khách hàng khĩ tiếp cận vốn vay của ngân

hàng, nhiều khách hàng mất đi cơ hội kinh doanh khi nhu cầu vay vốn cần

được giải ngân sớm.

Mặt khác, Trung tâm đăng ký nhà đất thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường TP.HCM đã tạm ngưng đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử

dụng đất đối với những trường hợp cĩ giấy tờ hợp lệ nhưng chưa được cấp

đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tạo ra cho các TCTD trên địa bàn thành phố gặp rất nhiều khĩ khăn trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Về thực hiện cơng chứng, chứng thực : Hiện nay tại TPHCM cĩ nhiều loại giấy tờ khác nhau về hình thức chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở. Rất nhiều nhà, đất của khách hàng chưa được chuyển đổi theo mẫu thống nhất - Giấy Hồng “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất” nên khách hàng khơng thể cơng chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm bằng tài sản gắn liền với đất hoặc bằng quyền sử dụng đất tại các phịng cơng chứng. Các quy định về cơng chứng, chứng thực cũng cịn bất cập. Điều này làm cho khách hàng, nhất là DNVVN vốn đã cĩ ít tài sản để làm tài sản đảm bảo khoản vay lại càng khơng cĩ tài sản để thế chấp ngân hàng.

- Quy định của nhà nước về cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất chưa chặt chẽ: Ở nhiều địa phương, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới cả 3 hình thức bìa đỏ, bìa hồng và bìa xanh; Nhà nước chỉ khuyến khích chứ khơng bắt buộc đổi giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu mới. Điều này gây khĩ khăn cho ngân hàng trong kiểm sốt và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ tài sản bảo đảm. Ngồi ra, tại một số địa phương, thủ tục hành chính về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các doanh nghiệp nĩi chung cịn chậm gây khĩ khăn cho việc hồn thiện hồ sơ tài sản bảo đảm. Điều này đã gĩp phần hạn chế nguồn vốn đầu tư vốn đã hạn hẹp của doanh nghiệp.

- Thơng tin về tài chính doanh nghiệp và TDNH do Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cung cấp chưa cập nhật, khối lượng thơng tin chưa đầy đủ, nhất là khi nhiều TCTD chưa chấp hành tốt khâu báo cáo rủi ro. Hoạt động của trung tâm cịn khá thụ động, cho nên vẫn chưa đáp ứng tốt những nhu cầu thơng tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản vay và kiểm sốt chất lượng tín dụng cịn hạn chế.

- Việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng được Chính phủ ban hành cách nay 6 năm theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN để

bảo lãnh cho các DNVVN khi khơng đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các TCTD hầu như khơng triển khai được. Theo Quyết định số 193/2001/QĐ- TTg ngày 20/12/2001 về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt

động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, vốn điều lệ của Quỹ tối thiểu là 30 tỷ đồng, trong đĩ vốn cấp của ngân sách tỉnh khơng quá 30% nhưng các

địa phương khơng đủ ngân sách để gĩp vốn vào Qũy. Đến năm 2004, Thủ

tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg nhưng cho

đến nay mới chỉ một số ít địa phương triển khai được, một số tỉnh, thành phố

khác cịn đang trong thời gian chuẩn bị. Nguyên nhân của sự chậm trễ triển khai thành lập Qũy là do hầu hết các địa phương khơng đủ ngân sách để đĩng gĩp, trong khi các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề càng khơng cĩ vốn để

gĩp khi bản thân họ cũng đang thiếu vốn để kinh doanh, tất nhiên khơng thừa tiền để lập quỹ cho doanh nghiệp khác vay, rồi cạnh tranh với mình. Quyền lợi cũng như trách nhiệm của người hay tổ chức gĩp vốn chưa được xác định rõ và việc điều hành tác nghiệp quỹ quá phức tạp. Ngay cả Ngân hàng Nhà nước, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi các quyết định về Quỹ bảo lãnh tín dụng đến đầu năm 2006 chỉ mới ban hành một Thơng tư hướng dẫn một số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội dung về gĩp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trong đĩ nêu rõ, khi nào các TCTD "cĩ nhu cầu" căn cứ trên tình hình thực tế để quyết định tham gia gĩp vốn. Tuy nhiên, nếu chỉ động viên khuyến khích thì rất khĩ bởi các ngân hàng phải bảo tồn vốn và kinh doanh cĩ lãi, khơng thể làm cơng việc chính sách. Do đĩ, các TCTD khơng hào hứng với việc gĩp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng.

+ Một số bất cập liên quan đến quá trình xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay như thời gian để hồn thành thủ tục phát mãi tài sản thế chấp thu hồi nợ quá dài (từ khi tiến hành khởi kiện ra tịa án, đến khi thi hành án, bán

đấu giá tài sản để thu được nợ vay mất trung bình khỏang 2 năm) làm hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các TCTD cũng như rủi ro phát sinh cũng rất lớn.

Một phần của tài liệu 244 Giải pháp tăng cường tài trợ DNVVN tại chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Tân (Trang 40 - 44)