Lên dự toán chi tiết và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu 212 Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam (Trang 46 - 50)

phát triển ngành giấy

Ngành giấy Việt Nam phải dần dần thay đổi công nghệ sản xuất. Nhưng vì vốn đầu tư thay thế công nghệ là rất lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài nên ngành giấy muốn đổi mới công nghệ phải được sự trợ giúp từ ngành tài chính, mà cụ thể là các ngân hàng. Trước mắt, chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước là có khả năng tài trợ cho các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam.

Chính phủ có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp giấy. Để ngành giấy phát triển bền vững, nguồn vốn đầu tư phải dồi dào và được đầu tư đúng hướng. Đây là một yếu tố then chốt và ngành giấy phải có kế hoạch huy động vốn cho giai đoạn 2006 - 2010. Nguồn vốn đầu tư được xác định chủ yếu để phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy và đổi mới công nghệ… Đối với nguồn vốn dành cho các công tác quảng bá, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm… do các doanh nghiệp thu xếp dựa trên khả năng và nhu cầu phát triển thực tế của mỗi doanh nghiệp.

Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy giai đoạn 2005 - 2010 như sau:

Bảng 3.1:Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy giai đoạn 2005 - 2010

STT CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Dân số Triệu người 83,08 84,33 85,51 86,70 87,92 89,15

2 Tăng trưởng GDP % 8 8,5 8,5 8,5 8,5 8,5

3 Tiêu dùng biểu kiến Kg/người/năm 14,805 15,594 15,788 16,493 16,606 16,826 4 Nhu cầu tiêu dùng giấy Ngàn tấn 1.350 1.450 1.500 1.550 1.650 1.700 5 Nhu cầu tiêu dùng giấy

trong nước

Ngàn tấn 1.230 1.315 1.350 1.430 1.460 1.500

6 Dự kiến xuất khẩu Ngàn tấn 120 135 150 170 190 200

Dựa vào dự báo nhu cầu ở trên, nhu cầu vốn và các dự án đầu tư cho các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy trong giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Tên doanh nghiệp Địa điểm

Công suất thiết kế (tấn/năm)

Năm đầu tư

Dự kiến vốn vay đầu tư (2006-2010)

Năm đưa vào sản xuất

1. Công ty giấy Bãi Bằng

- Dây chuyền bột DIP Cầu Đuống 10.000 2005-2006 56,700 2007

- Dây chuyền bột hóa tẩy trắng Phú Thọ 250.000 2005-2008 5.095,243 2009

2. Nhà máy giấy Thanh Hóa Thanh Hóa

- Dây chuyền bột hóa không tẩy 50.000 2004-2007 1.069,384 2008

- Dây chuyền sản xuất giấy

kraftliner, carton, duplex 60.000 2004-2007 2008

Tổng cộng 6.221,327

Các dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy được tiến hành song song với các dự án trên là:

Bảng 3.3: Các dự án đầu tư trồng rừng giai đoạn 2006 - 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Tên dự án Địa điểm Diện tích (m2)

Năm đầu tư

Dự kiến vốn vay đầu tư 2006-2010

Năm đưa vào sản xuất

1. Nguyên liệu giấy Thanh Hóa Thanh Hóa

Trồng luồng + gỗ lá rộng 71.879 Từ năm 2004 981,483 Từ năm 2008

2. Dự án trồng nguyên liệu giấy cho dự án mở rộng Bãi Bằng giai đoạn 2: Trồng cây keo, bạch đàn, luồng…

Vùng nguyên liệu

phía Bắc 250.000 2005-2008 1.618,213 Vừa trồng mới, vừa khai thác

Bên cạnh đó, các dự án chuyển tiếp trồng rừng nguyên liệu giấy và các dự án nhóm B, C khác có nhu cầu vốn là: 392,2 tỷ đồng.

Như vậy trong giai đoạn 2006 - 2010, nhu cầu vốn cần đầu tư là 9.213,217 tỷ đồng.

Các nguồn vốn có thể huy động như vốn vay ODA; nguồn vốn từ cổ phần hóa, phát hành trái phiếu; nguồn vốn huy động từ các công ty liên doanh trong và ngoài nước.

Các giải pháp phải tiến hành về nguồn vốn đầu tư trong thời gian sắp tới cụ thể là:

Thứ nhất là: Ngành giấy mà cụ thể là các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam có thể vận dụng hình thức “Cho thuê vận hành” mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa cho phép các công ty tài chính cung cấp vào đầu năm 2005.

Đối với dịch vụ cho thuê tài chính, công ty tài chính cung cấp vốn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp mua thiết bị máy móc. .. (động sản), và công ty tài chính sở hữu tài sản này cho đến khi doanh nghiệp trả hết vốn vay.

Còn đối với hình thức cho thuê vận hành, doanh nghiệp sẽ thuê tài sản của công ty tài chính trong một khoảng thời gian nhất định và đến hết thời hạn thuê, doanh nghiệp sẽ trả tài sản lại cho công ty tài chính. Chỉ có hợp đồng cho thuê tài sản được ký kết mà không có hợp đồng mua bán tài sản.

Các tổ chức hoặc công ty tài chính áp dụng hình thức cho thuê vận hành cần tiến hành điều tra nhu cầu máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp ngành giấy.

Thứ hai là: Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình triển khai dự án nhà máy giấy Thanh Hóa. Tổng công ty giấy Việt Nam lên kế hoạch huy động các nguồn vốn khác, nếu không thu xếp được nguồn vốn vay tài trợ cho dự án này. Đây là một việc làm rất cấp bách vì dự án nhà máy giấy Thanh Hóa và dự án nhà máy giấy Kon Tum là hai

dự án lớn được triển khai với mục đích đáp ứng nhu cầu giấy nhưng đến nay dự án nhà máy giấy Kon Tum đã không thể triển khai vì nhiều lý do.

Thứ ba là: Ưu tiên đầu tư vào các dự án trồng nguyên liệu ở các tỉnh phía Nam Bộ và Trung Bộ ở quy mô lớn với mục tiêu tạo nguồn bột giấy nguyên liệu thương phẩm chứ không chỉ phục vụ cho một vài nhà máy giấy cá biệt như các vùng nguyên liệu được tính toán cho dự án nhà máy bột giấy và giấy Thanh Hóa và dự án nhà máy bột giấy và giấy Kon Tum, vì như vậy về lâu dài, nguồn nguyên liệu cũng không thể đáp ứng cho nhu cầu trong nước, không thể giải quyết sự thiếu hụt về bột giấy cho các doanh nghiệp giấy nói chung trên toàn quốc.

Thứ tư là: Đối với các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy lớn trong tương lai cần được thẩm định một cách chi tiết, kỹ lưỡng, rút kinh nghiệm từ các dự án lớn trước đây ở khâu tư vấn lập dự án; nguồn vốn cho dự án cần được đảm bảo chắc chắn và nếu là một dự án được tiến hành trên 100% nguồn vốn vay thì phương án huy động nguồn vốn vay đó phải được chuẩn bị chu đáo và có tính khả thi.

Thứ năm là: Khuyến khích thành phần kinh tế ngoài khu vực kinh tế nhà nước tham gia vào quá trình đầu tư phát triển ngành giấy thông qua việc thành lập các công ty liên doanh trong và ngoài nước; Sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp giấy quy mô nhỏ, hoạt động không có hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường để có thể tập trung sức mạnh tài chính, công nghệ, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Hạn chế hoặc không cấp phép đầu tư cho các dự án ngành giấy có trình độ công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra có chất lượng thấp vì các dự án này sẽ không thể hoạt động lâu dài trong tương lai do các yêu cầu đặt ra về việc xử lý nước thải.

Thứ sáu là: Tăng cường các hoạt động huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác, từ dân cư thông qua các hình thức trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu công ty… Các doanh nghiệp ngành giấy xây dựng lộ trình tham gia thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu 212 Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)