Vốn và đầu tư xây dựng cơ bản phát triển ngành giấy

Một phần của tài liệu 212 Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam (Trang 28 - 30)

Trong giai đoạn 2001 - 2005, vốn đầu tư cho phát triển ngành giấy chủ yếu vẫn là khu vực kinh tế nhà nước, do Tổng công ty giấy Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng số vốn đầu tư đã vay và giải ngân giai đoạn này như sau:

Bảng 2.8: Tình hình vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 ngành giấy Việt Nam

ĐVT: Tỷ đồng

STT NGUỒN VỐN LƯỢNG VỐN

1 Vốn đầu tư phát triển thuộc Ngân sách Nhà nước: 156,500

2 Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: 1.844,603

Trong đó: - Vốn nhà nước: 1.230,313

- Vốn nước ngoài: 614,290

3 Vốn vay các ngân hàng thương mại và vốn khấu hao cơ bản: 1.119,325

Tổng cộng: 3.120,428

Dựa vào quy hoạch phát triển ngành giấy Việt Nam đến 2010, Tổng công ty giấy Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 đã và đang thực hiện nhiều dự án phát triển ngành, cụ thể như:

- Các dự án nhóm A: 6 dự án với tổng mức đầu tư 8.717,4 tỷ đồng.

- Các dự án nhóm B: 6 dự án với tổng mức đầu tư trên 880,9 tỷ đồng.

- Các dự án nhóm C: tổng mức đầu tư 430,4 tỷ đồng. (Xem phụ lục 2)

Tổng mức đầu tư cho các dự án nói trên là 10.028,7 tỷ đồng nhưng do các khó khăn trong khâu vay vốn đầu tư nên lượng vốn đã vay và giải ngân trong giai đoạn 2001 - 2005 chỉ ở khoảng 31% so với dự toán (3.120,428 tỷ đồng / 10.028,7 tỷ đồng).

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, phải đầu tư thêm 1 tỷ USD thì ngành giấy Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh. Hiện nay việc đầu tư xây dựng cơ bản phát triển ngành giấy có các đặc điểm sau:

- Nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài nhưng lợi nhuận lại thấp. Tỷ suất sinh lời nội bộ chỉ trong khoảng từ 11 đến 12%/năm đối với các dự án đầu tư mới.

- Hiệu quả vốn đầu tư chỉ phát huy sau thời gian dài: Vốn đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất giấy thông thường chỉ phát huy từ chu kỳ thứ hai sau đầu tư. Các dự án đầu tư của ngành giấy trước mắt chưa thể mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp sản xuất giấy nhưng về lâu dài, các dự án của ngành giấy tạo được lợi nhuận cao, và hiệu quả xã hội rất to lớn.

- Quy mô đầu tư lớn: Do vốn đầu tư lớn nên để tăng hiệu quả cho công trình đầu tư ngành giấy thì quy mô phải lớn. Đồng thời quy mô đầu tư lớn còn là điều kiện cần để đầu tư hệ thống thiết bị tự động hóa, đầu tư xử lý môi trường khép kín một cách triệt để. Đối với Việt Nam hiện nay, quy mô lớn là trên 30.000 tấn giấy/năm và 50.000 tấn bột giấy/năm.

- Hiện 90% nguồn vốn đầu tư là vốn vay tín dụng và vay trả chậm thiết bị nước ngoài. Do vậy lãi vay chiếm trong giá thành rất cao.

- Việc triển khai các dự án đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do thủ tục rất nhiêu khê. Nhiều công trình dự định tiến hành vào năm 1997 thì đến năm 2001 mới có thể triển khai. Tiến độ của các dự án đầu tư trong ngành giấy bị chậm do thủ tục kéo dài chiếm đến 35% số trường hợp; do thời gian thiết thiết kế và lập dự toán chậm chiếm 23,6%; do thời gian thu xếp bảo lãnh và thương thảo hợp đồng chiếm 17,4%; do chờ phê duyệt các điều chỉnh tổng mức đầu tư, kéo dài thời gian thi công xây lắp và chạy thử chiếm 24%.

Một phần của tài liệu 212 Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)