Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu 173 Nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 63 - 67)

4. Kết quả kinh doanh

3.2.2.5. Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng lượng tín dụng khi mở rộng hoạt độâng tín dụng thì các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cũng cần phải quan tâm đến giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng theo một số giải pháp sau:

- Cán bộ tín dụng cần phải phân tích khách hàng, sàng lọc khách hàng, thành lập quan hệ lâu dài với khách hàng. Phải xây dựng cho được khách hàng vay vốn thuộc đối tượng nào, uy tín của họ đối với ngân hàng ra sau, có sẵn lòng trả nợ cho ngân hàng hay không?

- Việc thẩm định uy tín của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. Việc đánh giá của cán bộ có chính xác hay không sẽ có vai trò quyết định đến hiệu quả của tín dụng, nếu cán bộ đánh giá sai đối tượng tín dụng sẽ phát sinh rủi ro tín dụng.

- Thông tin khách hàng: Đây là phần “cốt lõi” của một hệ thống quản lý ngân hàng. Yêu cầu cập nhật đầy đủ chính xác, kịp thời và lưu giữ toàn bộ thông tin về lịch sử giao dịch của khách hàng với ngân hàng cũng như hồ sơ pháp lý đảm bảo tiền vay của khách hàng.

- Cán bộ ngân hàng cần tìm hiểu các thủ tục pháp lý nếu xảy ra tranh chấp trong trường hợp khách hàng có ý định không hoàn trả món nợ vay cho ngân hàng.

- Đối với các khoản vay kinh doanh, phòng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cần phải đánh giá được phẩm chất năng lực và cơ cấu bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp vay vốn, nên thường xuyên xuống cơ sở kinh doanh để nắm bắt tình hình hoạt động chung như tài sản của khách hàng, tiến độ hoạt động...

- Cán bộ tín dụng phải cân nhắc toàn bộ khả năng xảy ra gây bất lợi cho đơn vị mình trong việc giải quyết khoản cho vay có vấn đề như: sử dụng vốn sai mục đích, trường hợp vay dùm khách hàng khác...

- Để đảm bảo kiểm soát được rủi ro thì chi nhánh cần thực hiện nghiêm qui trình quản lý tín dụng, quản lý rủi ro đó là :

. Tổ chức qui trình quản lý theo nhóm khách hàng, có phân loại, có chính sách cụ thể và được phân cấp quản lý chi tiết đến từng cán bộ tín dụng.

. Xây dựng hạn mức tín dụng tổng hợp cho một ngành hoặc cụ thể cho từng khách hàng, đánh giá sự phù hợp của từng hạn mức tín dụng đồng thời tiến hành đánh giá lại tín dụng trước khi ra hạn vay, lập lịch trả nợ. Phân loại khoản vay và phương pháp lập dự phòng cho phù hợp.

. Xây dựng hệ thống đo lường rủi ro, hệ thống thang điểm tín dụng phù hợp với mục tiêu lợi nhuận và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

. Các NHTM cần nghiêm túc khai báo cho trung tâm tín dụng (CIC) khi cấp tín dụng cho khách hàng để kho thông tin CIC được đầy đủ , chính xác. Bên cạnh đó, các NHTM cần cập nhật CIC đối với những khách hàng mới để có thêm nhiều thông tin tài chính về khách hàng để có thể quyết định cho vay hay không đối với khách hàng đó. Đó cũng là giải pháp giảm thiểu rủi ro, ngăn ngừa nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng.

. Tăng cường nghiên cứu và phân tích kinh tế để phòng ngừa từ xa rủi ro thanh khoản và có kế hoạch phòng ngừa thanh khoản hợp lý. Có quy chế bắt buộc về đánh giá cụ thể rủi ro lãi suất đối với một sản phẩm tín dụng hoặc dịch vụ trước khi đưa ra thị trường.

3.2.2.6.Mở rộng hoạt động tín dụng song song với chính sách khách hàng và an toàn tín dụng.

- Các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cần phải xây dựng chiến lược khách hàng: Để mở rộng hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động và để đảm bảo ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì việc tìm kiếm và duy trì được mối quan hệ với khách hàng tốt là yếu tố then chốt. Các NHTM nên giữ khách hàng cũ có uy tín, mở rộng khách hàng mới đối với mọi thành phần kinh tế đặc biệt là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng thị phần và phân tán rủi ro.

- Các NHTM cần phải có chiến lược gìn giữ khách hàng vì khách hàng rất đa dạng và phức tạp. Cần phân loại khách hàng để có hướng đầu tư nhằm thu hút những khách hàng tốt loại bỏ khách hàng xấu. Đối với các khách hàng uy tín, ngân hàng cần thực hiện chế độ ưu tiên khi cấp các dịch vụ, cấp vốn cho vay với thời gian nhanh nhất khi họ có khó khăn về tài chính, ngân hàng cũng cần phải gia hạn nợ, thậm chí tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm giúp họ.

. Phải có chiến lược mở rộng khách hàng: Bên cạnh cũng cố khách hàng truyền thống thì vấn đề đặt ra cho các NHTM trên địa bàn là mở rộng phạm vi hoạt độâng của mình. Nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, khai thác triệt để, đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay.

- Cơ cấu lại chi nhánh theo chiều sâu bao gồm các biện pháp: nâng cao sức cạnh tranh tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn về vốn, hiện đại hoá ngân hàng, giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, tối ưu hoá và cải thiện các dịch vụ kinh doanh truyền thống song song với việc mở rộng các hình thức mới, cung cấp các sản phẩm mới.

- Tăng cường cải cách nội bộ áp dụng những phương pháp kinh doanh tốt, cũng cố hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống quản lý rủi ro, chuẩn hoá quy trình tín dụng thông qua việc sử dụng nghiêm túc các qui trình tín dụng.

- Đầu tư vốn cho mọi thành phần kinh tế không giới hạn giữa các địa bàn trong tỉnh để đưa các dịch vụ ngân hàng đến tận vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, thực hiện tốt việc đánh giá phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng với các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An để thực hiện chính sách tín dụng nhằm khuyến khích và duy trì, phát triển quan hệ tín dụng với những khách hàng tốt, có uy tín trong quan hệ tín dụng.

- Thực hiện công khai thủ tục cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay, để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp.

- Rút ngắn, đơn giản hoá hồ sơ cho vay, thủ tục cấp tín dụng vì hiện tại các NHTM trên địa bàn thủ tục còn rườm rà. Tuy nhiên, khi đơn giản hoá thì đảm bảo tính chặt chẽ để nâng cao chất lượng tín dụng bên cạnh việc mở rộng tín dụng.

- Đẩy mạnh công tác phân tích kinh tế, phân tích tiếp cận khách hàng để khai thác các dự án khả thi, hiệu quả. Phân công cán bộ hợp lý, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, quí trong năm tài chính.

- Lập hợp đồng tín dụng phải đủ các yếu tố theo quy định của luật, ghi cụ thể ngày, tháng, năm của từng kỳ trả nợ gốc, lãi để có cơ sở điều chỉnh kỳ hạn nợ và chuyển nợ quá hạn.

- Tăng cường quảng cáo trên các thông tin đại chúng như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, tạp chí chuyên ngành ngân hàng,... về hình thức, ngân hàng nên có quà tặng vào các dịp lễ, tết,... mặc dù giá trị không lớn nhưng thể hiện được sự chăm sóc và quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng.

Mặc dù Long An là một tỉnh tham gia vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng thật sự thu nhập bình quân/ đầu người của người dân Long An chưa cao, một bộ phận dân cư có đời sống vật chất, tinh thần thấp. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trong sản xuất, phương tiện đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Đây chính là cơ sở phát sinh cho vay nặng lãi ở nông thôn. Các NHTM trên địa bàn cần mở rộng tín dụng đến tận vùng sâu, vùng xa để người dân mở rộng sản xuất, hạn chế tình trạng vay nặng lãi ở nông thôn.

Trước thực trạng chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn và yêu cầu phát triển kinh tế địa phương, những giải pháp chủ yếu nêu trên là hết sức cần thiết để các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng hội nhập hiện nay.

Qua phân tích, đánh giá hơn 3 năm hoạt động (từ năm 2003 đến cuối tháng 9 năm 2006), các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh; Quy mô tín dụng của các NHTM trên địa bàn ngày càng mở rộng, dư nợ và doanh số cho vay tăng lên hàng năm đã minh chứng sự nổ lực của các NHTM để đem đồng vốn đến với các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh doanh trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho họ mở rộng sản xuất kinh doanh, đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời nâng cao đời sống vật chất người dân.

Nhìn chung, tuy còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động của các NHTM từ năm 2003 đến tháng 09 năm 2006 đã đạt được kết quả khả quan, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước nói chung và nền kinh tế của tỉnh nói riêng.

Bên cạnh các thành tích đạt được, các NHTM trên địa bàn còn gặp phải những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, khó khăn trong huy động vốn do trong những năm qua giá cả hàng hóa đặc biệt là giá vàng, giá xăng dầu…..luôn tăng cao; Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn yếu, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn khi mở rộng tín dụng.

Với những cơ sở lý luận về NHTM nêu ra trong Luận văn và một số giải pháp chủ yếu gắn liền với thực trạng địa phương. Học viên rất hy vọng các NHTM trên địa bàn sẽ thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất trong hoạt động cũng như để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển trong xu thế hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu 173 Nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)