Từng bước giảm nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu 173 Nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 61 - 63)

4. Kết quả kinh doanh

3.2.2.4. Từng bước giảm nợ quá hạn:

Khi mở rộng hoạt động tín dụng thì vấn đề nợ quá hạn là một vấn đề đặc biệt lưu ý đối với các nhà quản trị ngân hàng. Vấn đề quan trọng ở đây là làm thế nào để khi mở rộng hoạt động tín dụng phải đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế sự phát sinh tỷ lệ nợ quá hạn chứ không phải mở rộng một cách tràn lan. Vì đi đôi với việc mở rộng hoạt động tín dụng thì ngân hàng phải chú ý tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động.

Qua thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2003 đến cuối tháng 9 năm 2006, nhìn chung tình hình nợ quá hạn của ngân hàng luôn ở mức cho phép, điều này là khả quan đối với hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên nếu xem xét cụ thể, nghiêm túc thì nợ quá hạn của một số NHTM đã đến lúc báo động ( NHĐT&PT 7,47%-NHCT chi nhánh Long An

14,5%). Để có thể duy trì tình hình nợ quá hạn ở mức cho phép như trên, chúng ta cũng cần phải lưu ý một số giải pháp như sau:

- Không ngừng nâng cao công tác thẩm định tín dụng đối với từng khoản vay, đồng thời tăng cường hoạt đọâng thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng, đảm bảo theo dõi nắm bắt đúng tình hình sử dụng vốn của khách hàng bằng cách thường xuyên tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động của khách hàng và đánh giá việc sử dụng vốn của khách hàng. Có biện pháp cụ thể đối với từng món cho vay nhằm hạn chế và ngăn chặn nợ quá hạn cũng như nợ xấu phát sinh, chú ý đúng mức đến tính khả thi của dự án, hạn chế tư tưởng quá coi trọng tài sản thế chấp nợ vay.

- Nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đảm bảo thực hiện tốt công việc. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng là cơ sở để hạn chế phát sinh nợ xấu.

- Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì cán bộ tín dụng kiên quyết thu hồi nợ để tránh sau này khách hàng không có khả năng trả nợ, phát sinh nợ quá hạn. Nếu gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, cán bộ tín dụng phải nhờ đến chính quyền địa phương can thiệp.

- Đôn đốc cán bộ tín dụng phụ trách xuống địa bàn hoạt động thu hồi nợ cũ, gốc, lãi vào cuối mỗi tháng.

- Thực hiện các đảm bảo tín dụng đối với các giao dịch đảm bảo tài sản. - Thành lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động xử lý nợ xấu, khai thác tốt vai trò và ý nghĩa của quỹ này, đảm bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả và phát triển.

- Tăng cường vai trò của kiểm toán nội bộ, cần phải quam tâm hơn nữa đến hoạt động này.

- Nợ xấu là một vấn đề lớn có tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế của đất nước. Do đó các NHTM trên địa bàn cần có bước đi sáng tạo và mạnh mẽ, tăng cường việc xử lý nợ xấu.

- Cần phân tán rủi ro bằng cách không nên tập trung vào một ngành kinh tế, liên kết với các ngân hàng khác trên địa bàn để cùng cho vay đối với các khoản vay lớn hoặc bảo lãnh nhau để giảm thiểu rủi ro.

- Cần khai thác kịp thời trung tâm thông tin tín dụng CIC để tránh hiện tượng cho vay chồng chéo lẫn nhau, không thu được nợ.

Như vậy nhằm đưa ra những giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời cạnh tranh lành mạnh đối với các NHTM trên địa bàn. Các NHTM cần có chiến lược cụ thể để từng bước giảm nợ quá hạn khi mở rộng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu 173 Nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)