Nhận xét chính sách cổ tức của các công ty cổ phần

Một phần của tài liệu 183 Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợ với thông lệ quốc tế (Trang 39 - 42)

Qua khảo sát thực trạng trả cổ tức tại các công ty cổ phần trong thời gian qua, có các nhận xét như sau:

Thứ nhất, mức cổ tức bình quân của các công ty cổ phần hiện nay thường cao gấp 2 – 3 lần lãi suất ngân hàng, phổ biến từ 12% đến 20%/năm. Nhiều doanh nghiệp có mức cổ tức ổn định và cao như: công ty cổ phần May Bình Minh (49%), công ty cổ phần Chế biến Lâm - Thủy sản (48%), công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí (41%), công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (35%), công ty cổ phần Khai thác đá và Vật liệu xây dựng Hóa An (30%)… Đây thực sự là sức ép rất lớn cho ban quản trị công ty, họ phải hoạt động năng động, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém, nhưng sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của công ty để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả năng mất cân đối các nguồn trả nợ nếu công ty không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tư sẽ không được mạnh dạn.

Thứ hai, chính sách cổ tức của các công ty cổ phần trong thời gian qua có xu hướng duy trì mức cổ tức cao và ổn định để tạo lòng tin cho nhà đầu tư mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh xấu, lợi nhuận giảm hoặc ngay cả khi thu hẹp

- 40 -

hoạt động mà mức chi trả cổ tức vẫn cao, đó là do các công ty muốn duy trì mức trả cổ tức ngang bằng mức cổ tức trong thời kỳ kinh doanh phát đạt. Ngoài ra, tại một số công ty mới cổ phần hoá, Hội đồng quản trị ở các công ty này mong nuốn trả một mức cổ tức cao để tạo cảm giác “hoạt động hiệu quả”, hội đồng quản trị có năng lực, tạo tâm lý an toàn trong người lao động và cổ đông.

Một nghịch lý đối với các công ty cổ phần Việt Nam là phải đảm bảo nhu cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tư phát triển. Việc phân phối hết lợi nhuận đạt được rồi đi vay để tài trợ cho hoạt động là việc làm không hiệu quả và tốn kém. Những công ty lớn và những công ty đang tăng trưởng luôn cần nhiều vốn cho đầu tư phát triển nên những công ty này nên giữ lại phần lớn lợi nhuận đạt được để tái đầu tư. Công ty Microsoft mặc dù hoạt động rất có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao nhưng kể từ khi thành lập đến năm 2003 công ty này mới chia cổ tức cho cổ đông lần đầu tiên. Tất cả lợi nhuận mà công ty đạt được đều được dùng để tái đầu tư.

Cổ đông của một doanh nghiệp thường bao gồm nhà đầu tư ngắn hạn và nhà đầu tư dài hạn. Hiện nay cổ đông phần lớn của các công ty cổ phần niêm yết hay chưa niêm yết là các nhà đầu tư ngắn hạn, họ muốn được chia cổ tức cao và có xu hướng bán cổ phiếu ra khi được giá. Mức cổ tức càng cao thì nhà đầu tư càng có lợi. Một cổ phiếu có mức cổ tức không cao thường bị thị trường đánh giá thấp và tính thanh khoản kém. Do xuất phát từ tâm lý của nhà đầu tư ngắn hạn, nên các công ty cổ phần muốn được chia cổ tức cao.

Thứ ba, các công ty chưa có chiến lược dài hạn trong chính sách cổ tức của mình như trả cổ tức bao nhiêu? hình thức chi trả… trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Các công ty đều nhắm đến tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm sao cho thu hút được cổ đông mà không vạch ra chiến lược cụ thể cho chính sách cổ tức của

- 41 -

công ty mình nhằm làm tăng giá trị công ty, thu hút nhà đầu tư có tổ chức, chuyên nghiệp.

Thứ tư, hầu hết các công ty cổ phần đều chọn phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt, vì cổ đông ưa thích hình thức này. Thực tế có nhiều cách trả cổ tức khác như trả bằng cổ phiếu hoặc trả bằng tài sản khác. Việc trả cổ tức bằng tiền làm hao hụt nguồn tiền mặt của công ty.

Kết luận chương 2

Qua khảo sát số liệu của các công ty cổ phần, luận văn cho thấy bức tranh hoạt động tài chính của các công ty về cấu trúc vốn, thực trạng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cổ phần. Ngoài ra, chính sách cổ tức của các công ty cổ phần trong thời gian qua cũng được đề cập ởû chương 2.

Qua thực trạng của các công ty cổ phần, trong chương 3 luận văn sẽ trình bày quản lý tài chính tại các công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Gia nhập WTO, hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty cổ phần nói riêng cần chú trọng hơn nữa trong quản lý tài chính của công ty mình, một vấn đề cần thiết cho sự sống còn và phát triển của các công ty. Cụ thể, các công ty cần phân tích và xây dựng cho công ty của mình một chính sách cấu trúc vốn thích hợp, mềm dẻo đáp ứng được các nhu cầu hoạt động kinh doanh, một chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn phát triển và phù hợp với xu thế thị trường hiện nay.

- 42 -

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ

Qua đánh giá thực tế hoạt động tài chính tại các công ty cổ phần trong thời gian qua, với những ưu và nhược điểm được trình bày ở phần trên. Trong giai đoạn hội nhập, các công ty cổ phần cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Vấn đề huy động vốn.

- Xây dựng chính sách phân chia cổ tức.

- Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu 183 Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợ với thông lệ quốc tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)