Thực trạng huy động vốn của các công ty cổ phần

Một phần của tài liệu 183 Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợ với thông lệ quốc tế (Trang 30 - 31)

Về mặt lý thuyết, khi thiếu vốn nhu cầu này được giải quyết bằng 2 cách: tài trợ nợ hoặc vốn chủ sở hữu.

Thông thường, công ty có thể sử dụng phương thức tài trợ bằng nợ như vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu… Tuy nhiên, trên thực tế các công ty cổ phần huy động vốn vay chủ yếu bằng hình thức vay tín dụng, vay ngân hàng với lãi suất 15%/năm, nhưng có một số công ty được vay với lãi suất chỉ 0,7- 0,8%/tháng hoặc gọi vốn từ quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, hoặc tìm nguồn tài trợ của nước ngoài. Các quỹ đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam có thể cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả cao vay tiền dài hạn, 5-10 năm với lãi suất thấp. Ngoài ra, hình thức vay thông qua phát hành trái phiếu các công ty cổ phần không "mặn mà" lắm. Hiện nay trên thị trường chứng khoán chưa có công ty cổ phần nào niêm yết trái phiếu mà phần lớn chỉ có trái phiếu Chính phủ.

Còn khi rủi ro kinh doanh được xác định là khá cao, không cho phép công ty gia tăng thêm rủi ro tài chính, nếu muốn giữ mức độ rủi ro của công ty ở một mức độ hợp lý thì thường có xu hướng không tài trợ bằng nợï. Khi ấy, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển, các công ty cổ phần sẽ chọn việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao độ an toàn tài chính trong cấu trúc vốn. Vốn huy động từ phát hành cổ phiếu là không kỳ hạn, các công ty tránh được sức ép trả ngân hàng cả vốn và lãi khi đáo hạn. Đó là chưa kể việc phát hành tạo thêm thanh khoản cho cổ phiếu, thu hút thêm nhà đầu tư. Ngoài ra trong trường hợp có dự án khả thi trong tương lai, các công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu ngay do đã có kinh nghiệm từ các đợt phát hành. Tuy vậy, việc phát hành thêm cổ phiếu cũng tạo ra những áp lực mới cho bộ máy điều hành

- 31 -

công ty. Nhưng với những doanh nghiệp đã công khai tài chính và có đội ngũ nhân lực tốt thì áp lực đó có thể giải quyết được.

Một số công ty đã sử dụng phương thức phát hành thêm cổ phiếu như công ty cổ phần Cơ điện lạnh, công ty cổ phần Phương Nam, công ty cổ phần Transimex…

Ví dụ: Để xây E-town 2 với vốn đầu tư 250 tỉ đồng. Ngoài vốn tự có, công ty cổ

phần Cơ điện lạnh đãõ phát hành thêm cổ phiếu, tối đa bằng 30% cổ phiếu hiện hành (vốn điều lệ của Ree là 232 tỉ đồng, tức sẽ phát hành thêm khoảng 73 tỉ đồng cổ phiếu), và vay ngân hàng. Với phương thức một nửa phát hành, một nửa vay ngân hàng, công ty có thể cân bằng rủi ro và áp lực cổ tức.

Một phần của tài liệu 183 Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợ với thông lệ quốc tế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)