Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu 183 Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợ với thông lệ quốc tế (Trang 31 - 35)

Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề sống còn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, từ việc phân tích này ta có thể đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không. Từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty.

Thực hiện tính hai loại chỉ tiêu:

- Thứ nhất, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu thuần. Khảo sát thực trạng tại các công ty, cho thấy tỷ suất doanh thu thuần/tài sản cố định có hai xu hướng: một số công ty biến động theo chiều hướng xấu như công ty Kinh Đô, công ty XNK Khánh Hội, công ty Ree, công ty Vinamilk, Bông Bạch Tuyết giảm qua từng năm, cho thấy tình hình quản lý và sử dụng tài sản của các công ty này chưa tốt, chưa khai thác triệt để tài sản hiện có và các tài sản đầu tư mới. Bên cạnh đó, một số công ty như Savimex, Khách sạn Sài Gòn, Giống cây trồng Miền Nam… có tỷ suất doanh thu thuần/tài sản cố định tăng dần qua từng năm, biến động theo

- 32 -

chiều hướng tốt, các công ty nên duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty mình. Ngoài ra, các công ty có tỷ suất doanh thu thuần/tổng tài sản từ 0,5 lần đến 2 lần theo xu hướng giảm qua các năm hoặc ít thay đổi, đặc biệt công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn có hiệu quả sử dụng tài sản cao: 1đ tài sản đầu tư đem lại 7 hoặc 8đ doanh thu. Tỷ suất doanh thu thuần/Vốn cổ phần nhìn chung có xu hướng giảm trong khi doanh thu của các công ty có xu hướng tăng hàng năm, đó là do công ty tăng vốn chủ sở hữu hoặc do mức tăng của doanh thu không tướng ứng với việc tăng quy mô, đầu tư tài sản cố định. Riêng tỷ suất doanh thu thuần/vốn cổ phần khác với tỷ suất doanh thu thuần/tổng tài sản vì các công ty đã sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của mình như đã phân tích ở mục 2.2.1.

- Thứ hai, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận thuần, phản ánh khả năng sinh lời từ tài sản. Tỷ số lợi nhuận thuần/vốn cổ phần nhìn chung có xu hướng giảm, kết hợp với phân tích lợi nhuận như trên, cho thấy nguyên nhân giảm ở đây là do: do lợi nhuận giảm (công ty Bông Bạch Tuyết) hoặc do tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn tăng lợi nhuận (công ty XNK Bình thạnh, công ty Kinh Đô…) hay nói cách khác lợi nhuận đem lại không tương ứng với việc tăng vốn của các công ty. Ngoài ra, nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của các công ty lớn hơn tổng tài sản là do công ty có sử dụng nợ trong cấu trúc vốn.

- 33 -

DT thuần/TSCĐ DT thuần/Tổng TS DT thuần/Vốn cổ phần Tên công ty 2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005 Công ty Bông Bạch Tuyết 0,66 0,64 0,63 0,50 0,50 0,48 0,74 0,75 0,74 Công ty SXKD và XNK Bình Thạnh 6,61 8,54 10,49 2,68 3,01 2,12 7,33 6,33 3,15 Công ty Đại lý Liên

Hiệp Vận Chuyển 2,56 2,39 2,61 1,11 1,19 1,13 1,43 1,83 1,51 Công ty Kinh Đô 3,16 2,82 2,11 1,32 1,18 1,02 2,76 2,63 1,55 Công ty XNK Khánh

Hội 4,69 4,12 3,59 1,54 0,76 1,35 6,53 4,23 4,87 Công ty Cơ Khí Xăng

Dầu 6,93 5,83 6,18 1,62 1,31 1,59 2,45 2,80 3,79 Công ty Văn hoá

Phương Nam 5,06 7,30 4,11 1,10 1,19 1,17 6,30 6,22 4,31 Công ty Cơ Điện Lạnh 1,28 1,17 0,91 0,78 0,70 0,46 1,29 1,17 0,76 Công ty Xuất nhập

khẩu Savimex 6,40 6,57 7,07 1,18 1,32 1,31 4,00 4,14 3,98 Công ty Nhiên liệu Sài

Gòn 17,40 19,09 17,13 8,44 8,17 7,25 13,83 13,97 15,61 Công ty Khách sạn Sài

Gòn 0,66 0,81 0,91 0,45 0,56 0,66 0,48 0,59 0,71 Công ty Giống cây

trồng Miền Nam 2,28 2,59 2,87 1,11 1,02 1,01 1,30 1,21 1,20 Công ty Kho vận và

Giao nhận Ngoại

thương Sài Gòn 1,89 2,02 1,91 1,22 1,46 1,12 2,47 2,26 1,55 Công ty Nước giải khát

Sài Gòn 5,99 8,18 9,64 1,71 2,02 2,03 3,35 4,31 4,95 Công ty Thuỷ sản số 4 12,67 13,06 9,56 2,12 2,48 1,83 4,78 4,68 3,79 Công ty Sữa Việt Nam 7,19 5,38 3,78 1,45 1,65 1,45 2,44 2,28 2,51 Công ty Viễn thông

VTC 8,63 6,30 8,46 1,23 1,37 1,59 2,04 2,31 2,56

Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng tài sản

- 34 -

LN thuần/TSCĐ LN thuần/Tổng TS LN thuần/Vốn cổ phần Tên công ty

2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005

Công ty Bông Bạch Tuyết 0,13 (0,02) 0,01 0,10 (0,02) 0,01 0,14 (0,03) 0,01 Công ty SXKD và XNK

Bình Thạnh 0,31 0,51 0,52 0,12 0,18 0,11 0,34 0,37 0,16 Công ty Đại lý Liên Hiệp

Vận Chuyển 0,46 0,33 0,35 0,20 0,16 0,15 0,25 0,25 0,21 Công ty Kinh Đô 0,39 0,32 0,26 0,16 0,13 0,13 0,34 0,30 0,19 Công ty XNK Khánh Hội 0,20 0,19 0,22 0,07 0,03 0,08 0,28 0,19 0,30 Công ty Cơ Khí Xăng Dầu 0,36 0,34 0,26 0,08 0,08 0,07 0,13 0,16 0,16 Công ty Văn hoá Phương

Nam 0,12 0,16 0,10 0,03 0,03 0,03 0,15 0,14 0,11 Công ty Cơ Điện Lạnh 0,13 0,18 0,16 0,08 0,11 0,08 0,14 0,18 0,13 Công ty Xuất nhập khẩu

Savimex 0,37 0,36 0,33 0,07 0,07 0,06 0,23 0,23 0,19 Công ty Nhiên liệu Sài

Gòn 0,25 0,33 0,22 0,12 0,14 0,09 0,20 0,24 0,20 Công ty Khách sạn Sài

Gòn 0,12 0,15 0,14 0,08 0,10 0,10 0,09 0,11 0,11 Công ty Giống cây trồng

Miền Nam 0,62 0,67 0,66 0,30 0,26 0,23 0,35 0,31 0,28 Công ty Kho vận và Giao

nhận Ngoại thương Sài Gòn

0,25 0,23 0,26 0,16 0,16 0,15 0,32 0,25 0,21 Công ty Nước giải khát Sài

Gòn 0,53 0,27 0,18 0,15 0,07 0,04 0,29 0,14 0,09 Công ty Thuỷ sản số 4 0,56 0,52 0,35 0,09 0,10 0,07 0,21 0,19 0,14 Công ty Sữa Việt Nam 0,97 0,66 0,41 0,19 0,20 0,16 0,33 0,28 0,27 Công ty Viễn thông VTC 1,46 0,84 0,79 0,21 0,18 0,15 0,35 0,31 0,24

Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Websie: www.ssi.com)

Qua việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có nhận xét: các công ty đều tăng quy mô hoạt động, tuy nhiên doanh thu và cả thu nhập mang lại chưa

- 35 -

tương ứng với việc tăng đầu tư vào tài sản, tăng vốn chủ sở hữu. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản và vốn bỏ ra đầu tư vào hoạt động của các công ty.

Một phần của tài liệu 183 Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợ với thông lệ quốc tế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)