KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu 90 Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau (Trang 104 - 105)

- Tình hình chung về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong thời gian qua: sau khi tách tỉnh (01.01.1997) nhu cầu vốn đầu t ư xây

KẾT LUẬN CHUNG

NTTS là hoạt động đầu tư nhằm khai thác thế mạnh về đất đai, mặt nước tự nhiên, khí hậu và nguồn lao động sẵn cĩ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nơng dân, ngư dân. Nĩ cĩ vị trí rất quan trọng trongphát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Cà Mau.

Trong những năm qua thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nơng - lâm - ngư nghiệp sang ngư - nơng - lâm nghiệp, tỉnh Cà Mau cĩ trên 150 ngàn ha đất trồng lúa năng suất thấp, đất vườn, đất hoang hĩa chuyển sang NTTS, bước đầu đã đạt được kết khả quan. NTTS đã trở thành ngành kinh tế mũi ngọn của tỉnh, tạo tiền đề cho tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống nơng dân, ... Song, trong phát triển NTTS do chuyển đổi nhanh trên phạm vi tồn tỉnh nên cịn nhiều bất cập như: quy họach NTTS chưa theo kịp yêu cầu phát triển; ơ nhiễm mơi trường; thiếu vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, ... trong đĩ vốn là là một trong những yếu tố quan trọng nhất để NTTS phát triển bền vững, chất lượng và hiệu quả.

Vốn là yếu tố khơng thể thiếu của quá trình sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế nên đối với ngành NTTS vốn cĩ ý nghĩa quyết định. Vì vậy, nghiên cứu đề ra các giải pháp về vốn cho hoạt động NTTS là rất cần thiết. Các giải pháp đĩ, một mặt đáp ứng yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi; mặt khác phải đảm bảo sản xuất cĩ lãi ổn định, bền vững, lâu dài từ đĩ thu hồi vốn nhanh, đúng hợp đồng, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và mơi trường trên phạm vi tồn tỉnh. Để xây dựng hệ thống các nhĩm giải pháp khả thi cho những năm tới, trong luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá đúng mức và tồn diện thực trạng các mặt được và chưa được cũng như nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến việc huy động và sử dụng vốn NTTS của tỉnh trong những năm qua.

Trên cơ cơ tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hịan thành một số nhiệm vụ sau:

Một là, Hệ thống lại lý luận về vốn đầu tư cho phát triển NTTS, là cơ sở đề xuất ý kiến trong việc huy động vốn và sử dụng vốn trong thời gian tới cho phát triển NTTS của tỉnh.

Hai là, Phân tích, đánh giá tồn diện thực trạng NTTS và vốn đầu tư cho NTTS của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua.

Ba là, Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã được và nguyên nhân tồn tại cần được khắc phục, luận văn đề xuất các giải pháp về vốn đầu tư để phát triển NTTS tỉnh Cà Mau trong những năm tới theo hướng bền vững, gồm:

- Những giải pháp về quy hoạch và tổ chức sản xuất:

• Hồn thiện quy hoạch NTTS của tỉnh theo hướng gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch vùng nuơi tơm, nuơi cá, NTTS khác là cơ sở để xác định vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho nuơi trồng, chế biến thủy sản và xuất khẩu thủy sản.

• Đổi mới nhận thức, phương pháp chỉ đạo và nâng cao vai trị tổ chức quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương và các ngành chức năng, nhất là sở thủy sản trong phát triển NTTS theo quy hoạch và kế hoạch thống nhất.

- Giải pháp tạo vốn:

• Khai thác nguồn vốn tại chỗ trong dân là chủ yếu, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn khác của Nhà nước thơng qua các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế để đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS, đào tạo nguồn nhân lực.

• Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách địa phương nhằm thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), nguồn vốn của các doanh nghiệp ngồi tỉnh, chất xám của các nhà khoa học vào hoạt động NTTS, chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Một phần của tài liệu 90 Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau (Trang 104 - 105)