Biện pháp 5

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Bắc Kạn (Trang 97 - 103)

8. Đóng góp mới của luận văn

3.2.5. Biện pháp 5

trường mầm non

Thực tế hiện nay cho thấy đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và HT trường MN nói riêng muốn tự khẳng định mình và thể hiện khả năng kiểm soát, để tăng cường nhận thức, trách nhiệm động cơ và tính hiệu quả trong công tác. Do đó họ muốn tự mình khám phá tìm kiếm những điều muốn biết để nâng cao khả năng nhận thức về NVQL và tự tin hơn trong công việc. Việc làm đó chính là quá trình tự bồi dưỡng Thực chất quá trình tự bồi dưỡng là quá trình tự học để nâng cao NVQL. Nó phản ánh nhu cầu của con người được nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc phát triển. Do đó tự bồi dưỡng không có gì ngạc nhiên và trở thành một nhu cầu cần thiết để nâng cao năng lực quản lý của HT. Vì vậy cần phải có biện pháp nâng cao khả năng tự bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tự bồi dưỡng sẽ mang lại hiệu quả to lớn về giáo dục, trước hết là tiết kiệm được thời gian, vật chất chi phí, không cần đến việc giảng dạy trên lớp mà nhờ vào cách tự nghiên cứu thông qua các nguồn tài liệu, thông tin có chọn lọc và phù hợp với khả năng, nhu cầu nhận thức của từng HT.

Tự bồi dưỡng sẽ tăng cường động cơ tự học, tự nghiên cứu của HT, nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp HT có trách nhiệm, hứng thú hơn, tích cực hơn và tránh được thái độ bi quan, chán nản trong công việc. Hình thành thái độ, tình cảm say mê với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tự bồi dưỡng sẽ giúp cho HT trường MN phát triển các kỹ năng tự học (tìm kiếm, thiết kế bài tập, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự kiểm soát và điều chỉnh), biết vận dụng lý luận vào thực tiễn quản lý. Hiểu sâu sắc thêm về các quy luật phát triển của hiện thực khách quan, từ đó phát huy được năng lực, cá tính, sở trường và sự sáng tạo của mỗi người trong công việc.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để tăng cường hiệu quả bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN cần thực hiện dưới nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau. Trong đó tự bồi dưỡng NVQL là một biện pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó khảng định trình độ và khả năng biết cách tự học và ý thức học tập suốt đời của HT trong giai đoạn hiện nay. Nhưng đây là phương pháp học rất khó áp dụng, nhưng có thể thực hiện được nếu quan tâm đầy đủ và biết vận dụng theo từng mức độ từ dễ đến khó phù hợp với khả năng và nhận thức của HT trường MN. Khi thực hiện các hoạt động tự bồi dưỡng sẽ hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản cho người học thì cần thực hiện theo các mức độ dưới đây:

Mức độ 1: Tự bồi dưỡng về NVQL của HT bước đầu có sự giúp đỡ của giảng viên và nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý mầm non, về việc thiết kế bài tập, giám sát, kiểm tra đánh giá phù hợp với các đề tài và khả năng của HT.

Mức độ 2: Sau khi đã tích lũy được một số kỹ năng tự học về NVQL (mức độ 1) thì HT trường MN sẽ xây dựng cho mình một chiến lược học tập tự mình lựa chọn, phân tích, trải nghiệm và ứng dụng trên các hoạt động tự học, từ đó rút ra những giá trị thiết thực và những kỹ năng cần thiết áp dụng vào thực tiễn.

Để nâng cao khả năng tự bồi dưỡng NVQL cho HT trường mầm non, đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HT. Việc làm này cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên. Bắt đầu từ việc xác định và lựa chọn phần nội dung đúng với yêu cầu về NVQL, những nội dung đó không phức tạp mang tính thực tế và có nguồn tài liệu tốt trong khoa học. Sau đó chọn đề tài NVQL cần nghiên cứu, ấn định thời gian hoàn thành.

- Thiết kế bài tập theo từng nội dung nhỏ trong đề tài. - Thời gian cho phép để hoàn thành.

Muốn hoàn thành được dề tài thì điều quan trọng là phải có nguồn tài liệu có thể được được cung cấp hoặc phải chủ động tìm kiếm và thu thập như: tra cứu các danh mục sách tham khảo, báo, tạp chí, báo cáo, đề cương… trong thư viện hay viddeo và trên mạng intenet. Việc tìm, kiếm thông tin được coi là một kỹ năng rất cần thiết, vì mục đích của việc tự bồi dưỡng là phát triển kỹ năng tự tìm, kiếm thông tin và tự đánh giá nguồn tài liệu của mình và được xem như một bộ phận của bài tập mà HT cần làm.

Trong quá trình thực hiện các hoạt động tự học thì HT là người học đồng thời đóng vai trò là người thầy phải biết tự kiểm tra việc thực hiện mục đích học tập của mình bằng cách kiểm tra kết quả theo mục tiêu đề ra khi đề tài đã được hoàn thành và tất nhiên chỉ là tương đối bởi vì đây là một trong những kỹ năng khó của phương pháp tự kiểm tra, tuy nhiên HT có thể tự kiểm tra bằng cách đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để biết mình đã sẵn sàng cho việc hoàn thành đề tài ?”.

Tự đánh giá của HT trong quá trình học tập là một kỹ năng cần thiết nhằm tự cải thiện mình, để tạo ra sự tự tin cần có kỹ năng suy ngẫm và đánh giá độc lập chính là việc trả lời cho câu hỏi “Điều gì là khó khăn chính mà mình gặp phải?”. Tự đánh giá giúp cho HT hướng các nỗ nực của mình theo đúng hướng và khuyến khích HT có trách nhiệm với việc học tập của bản thân hơn. Ngoài ra cũng rất cần đến sự đánh giá của đồng nghiệp, đây là một phương tiện nhằm khuyến khích HT suy nghĩ về kết quả bồi dưỡng của mình đã có tác dụng hay chưa làm thay đổi nhận thức và hành động trong công việc.

Mục đích của việc tự học là phát triển các kỹ năng giám sát do đó trong quá trình tự bồi dưỡng của HT cần thực hiện biện pháp tự giám sát bằng cách xây dựng cách kiểm tra (có thể là phiếu) trong đó là những câu hỏi liên quan đến các nội dung của đề tài cần được trả lời theo các mốc thời gian đặt ra phải hoàn thành. Nếu thực hiện tốt kỹ năng này sẽ giúp cho HT biết được mình đã hoàn thành đến đâu; thời gian cho phép, có đạt được đúng tiến độ và mực tiêu đã đề ra không? Đây là phần đầu tư rất quan trọng với mục đích phát triển và nâng cao kỹ năng hoàn thiện. Thực hiện quá trình tự bồi dưỡng là phương tiện hữu ích cho HT để điều hành công việc và chứng minh được là mình có khả năng tự lập hay phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành,công việc từ đó đề ra những chỉ tiêu phấn đấu.

Tự bồi dưỡng được coi như một thành tố của quá trình bồi dưỡng, chiếm một khoảng thời gian nhất định, nhưng không cố định, không làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của HT. Điều này giúp cho HT tăng cường tính linh hoạt khi sắp xếp công việc và thời gian phù hợp với công việc của mình. Tuy nhiên thời gian cho phép và những khó khăn trong việc hoàn thành các bài tập đã đặt ra là không tránh khỏi, mà chủ yếu là không có ai giúp đỡ trong khi bế tắc có thể dẫn đến sự chán nản Do đó việc chọn đề tài, chia nhỏ nội dung sao cho phù hợp với mức độ khả năng nhận thức của mình, cần học

cách ghi nhớ, giải thích các tư liệu thực tế phù hợp với nội dung cần biết, bằng cách có thể thu hẹp nội dung, rút ngắn yêu cầu trong bài tập, tham khảo ý kiến đồng nghiệp hoặc tham gia nhóm học tập là cách học tốt nhất trong khi tự bồi dưỡng.

Hiệu trưởng trường MN muốn nâng cao năng lực tự bồi dưỡng trong quá trình nhận thức và rèn luyện các kỹ năng cần chú ý đến “sự điều chỉnh”, có thể hiểu là sự giúp đỡ về nhận thức có tầm quan trọng và bổ ích đối với HT trong quá trình tự bồi dưỡng. Ví dụ các bài tập tự học theo đề tài chọn đầu tiên không thành công thì việc điều chỉnh thích hợp sẽ hoàn thiện việc soạn thảo bài tập và chọn đề tài tiếp theo. HT có thể giám sát chặt chẽ hơn các thể loại bài tập mà mình đã đưa ra nên đòi hỏi ở mức độ cao hay thấp và giảm bớt sự giúp đỡ, nhờ vào nguồn tài liệu thu thập được. Thực hiện tốt sự điều chỉnh sẽ làm cho HT không chán nản với việc tự học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tự bồi dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với HT trường MN bởi vì các kỹ năng tự học cũng như kỹ năng NVQL không phải tự nhiên mà có, trải qua thực tiễn học tập và rèn luyện mới có sự tích lũy và nâng cao. Để giảm bớt cường độ và sức ép của công việc, tự bồi dưỡng sẽ giúp HT điều chỉnh và tăng thời gian cho các hoạt động chủ đích, phù hợp với công việc và đặc thù quản lý trường MN. Để thực hiện được biện pháp này và đem lại hiệu quả thiết thực đối với HT trường MN. Tự bồi dưỡng có trở thành nhu cầu và hứng thú hay không thì phải có những điều kiện tối thiểu cần thiết:

Các cấp quản lý của ngành GD-ĐT cần chú trọng và quan tâm từng bước đến nhu cầu và năng lực của việc học tự bồi dưỡng về NVQL của HT trường MN bằng những việc làm cụ thể như: vận động tuyên truyền cung cấp và chỉ dẫn cách thực hiện và nguồn tài liệu có liên quan đến NVQL cho HT.

Sở Giáo dục - Đào tạo cần trang bị máy tính nối mạng intenet và một số phương tiện khác về thông tin cho các trường mầm non. Hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin cho HT.

Để tránh tự bồi dưỡng mang tính hình thức thì điều cơ bản là phải tăng cường sự nhận thức cho HT về vấn đề này, có sự động viên khích lệ kịp thời. Quan trọng hơn là tự bồi dưỡng không đơn giản chỉ là một nhiện vụ mà phải là một tiêu chí để đánh giá thi đua và khả năng phát triển của mỗi HT trong quá trình công tác.

* Quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói rằng, mỗi biện pháp đều có một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên chúng sẽ kém hiệu quả nếu như ta tách rời từng biện pháp hoặc tiến hành các biện pháp một cách thiếu đồng bộ. Bởi vì các biện pháp này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp 1 làm cơ sở tiền đề thúc đẩy 4 biện pháp sau. Các biện pháp tác động qua lại, hỗ trợ nhau tạo nên sự thống nhất chặt chẽ và đem lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức thực hiện.

Các biện pháp nêu trên đều nhằm mục đích tăng cường hiệu quả bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN, đây là những biện pháp thiết thực mà những người làm công tác quản lý giáo dục đặc biệt là quản lý giáo dục mầm non cần quan tâm. Bởi vì, chắc chắn các biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Bắc Kạn đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Bắc Kạn (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)