8. Đóng góp mới của luận văn
3.2.2. Biện pháp 2
những nội dung cơ bản, cần thiết mà ngành phải thực hiện, tiến hành triển khai đánh giá từ phòng quản lý mầm non của Sở đến các đơn vị trường mầm non trong tỉnh.
Khi xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá phải nắm vững đặc điểm giáo dục mầm non và trường mầm non cùng với đặc điểm lao động của HT trường MN theo đúng yêu cầu phát triển của ngành nói chung và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường nói riêng thì kết quả đánh giá sẽ thực sự khả thi và thuyết phục.
3.2.2. Biện pháp 2: Xác định rõ nhu cầu cần bồi dưỡng về NVQL của HT trường mầm non trường mầm non
Trong quá trình quản lý trường mầm non đòi hỏi người HT phải có kiến thức và kỹ năng khác nhau. Các tri thức, kỹ năng đó phải được cập nhật tích lũy thường xuyên, thậm chí thay đổi theo từng thời điểm và từng công việc mà người HT trường mầm non phải làm. Xuất phát từ thực tiễn về trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý của HT trường MN là không giống
nhau nên nhu cầu bồi dưỡng cũng khác nhau, nhưng cơ bản về mặt bằng trung là như nhau. Bên cạnh đó thì thời gian và điều kiện dành cho việc bồi dưỡng lại không nhiều, một thực tế cho thấy có những kiến thức, kỹ năng HT có thể tự bồi dưỡng, có những kiến thức phải qua học tập trên lớp có hướng dẫn của giảng viên khái quát hệ thống toàn bộ lý luận, thực hành và vận dụng. Do đó, để tránh lãng phí, cần tập trung bồi dưỡng những gì HT cần về kiến thức và kỹ năng quản lý trường mầm non.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Xác định đúng những nhu cầu bồi dưỡng NVQL của HT. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và những kết luận được rút ra từ việc đánh giá thực trạng về NVQL của HT. Các nhà quản lý phải làm rõ nhu cầu bồi dưỡng NVQL của HT chính là những điểm yếu về hiểu bết hay kỹ năng thực hiện một hoạt động nào đó trong công việc hoặc chưa cập nhật kịp thời những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý nhà trường.
Từ đó mới xác định, lựa chọn những nội dung phương pháp phù hợp, thiết thực phục vụ cho việc triển khai công tác bồi dưỡng được kịp thời.
Biện pháp này vừa đáp ứng được nhu cầu của HT để giúp họ hoàn thành nhiệm vụ vừa tránh hình thức, lãng phí. HT phải học lại những điều mình đã biết gây ra sự chán nản không muốn học. Xác định trúng những vấn đề đang vướng mắc chưa có câu trả lời sẽ làm cho HT hứng thú học tập và hiệu quả bồi dưỡng sẽ được nâng cao.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Công tác bồi dưỡng NVQL phải hướng tới việc nâng cao khả năng quản lý nhà trường cho HT trường MN bằng việc xác định rõ hệ thống tri thức và kỹ năng về nghiệp vụ QL nhà trường mà hiện tại họ còn thiếu hay đã lạc hậu so với yêu cầu. Đồng thời phát triển ở họ các kỹ năng phân tích các tình huống quản lý nảy sinh trong trường MN và khả năng vận dụng các kiến thức
để xử lý có hiệu quả trong các tình huống. Muốn xác định rõ nhu cầu của HT thì phải thực hiện theo hai hướng sau: làm tốt việc phân loại đội ngũ CBQL theo số năm làm quản lý đồng thời rà soát chương trình bồi dưỡng đã thực hiện, kiểm tra toàn bộ nội dung còn phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển GDMN. Cùng với việc phải cập nhật, bổ xung kiến thức mới những hình thức kỹ năng đa dạng thiết thực phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
* Phân loại đội ngũ CBQL theo hai đối tượng (số năm làm quản lý)
Những HT đã có thâm niên công tác quản lý lâu năm. Đối tượng này đã có ít nhiều sự tích lũy kinh nghiệm trong quản lý căn cứ vào thời gian công tác, số lần bồi dưỡng NVQL và biện pháp đánh giá của ngành cũng như tự đánh giá của HT. Các nhà quản lý sẽ xác định được những khó khăn và hạn chế của họ từ đó nảy sinh nhu cầu bồi dưỡng có thể tự bồi dưỡng và có những nội dung cần được bồi dưỡng.
Những HT mới được bổ nhiệm thời gian làm quản lý mới chỉ là bắt đầu vì vậy họ cần nhiều hơn về kiến thức đặc biệt là khả năng thực hành ứng dụng và kỹ năng thực hiện chắc chắn còn lúng túng cho nên nội dung cơ bản mà HT cần là cho cả quá trình công tác và những nội dung cần cho từng thời điểm. Tất nhiên cần phải có thời gian trải nghiệm thông qua sự hiểu biết và kỹ năng thực hành. Do đó nhu cầu cần được bồi dưỡng cả về kiến thức và kỹ năng là hết sức cần thiết.
Xác định được những gì HT đã có và những gì chưa có; những gì HT tự bồi dưỡng được, những gì HT cần phải được trang bị và xếp theo trình tự ưu tiên để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.
Căn cứ vào trình độ chuyên môn (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học; quy mô trường lớp mà HT đang quản lý, tiêu chí của người HT trường MN đã nêu ở điều lệ nhà trường MN...), đã được đào tạo của HT, cùng với
trình độ quản lý (đại học quản lý, thạc sỹ quản lý), để xác định những nội dung mà HT trường MN cần bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu cho HT tương ứng với từng loại trường (Mầm non, Mẫu giáo, Nhà trẻ) trong giai đoạn CNH- HĐH đất nước hiện nay.
* Để đáp ứng được những nhu cầu về NVQL mà HT cần bồi dưỡng thì việc rà soát chương trình bồi dưỡng đã thực hiện, kiểm tra toàn bộ nội dung còn phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển GDMN. Trong từng giai đoạn là việc cần làm, cũng như cần phải cập nhật, bổ xung kiến thức mới những hình thức kỹ năng đa dạng thiết thực phù hợp với từng đối tượng, theo định hướng phát triển và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của ngành GDMN. Từ đó mới lựa chọn những nội dung chương trình bồi dưỡng cung cấp cho HT những kiến thức kỹ năng cần thiết phù hợp cho cả hai đối tượng.
Có thể bổ xung những nội dung mới cần thiết vào chương trình đã có những ứng dụng có tính thực tiễn như:
- Các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường và quản lý trường mầm non.
- Những thông tin mới nhất về khoa học QLGD, GDMN.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà trường.
Những kiến thức kỹ năng nền tảng về quản lý nhà trường; những quan điểm định hướng phát triển GDMN
- Nghiệp vụ quản lý trường MN: (Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong trường MN, tổ chức thực hiện điều lệ trường MN, xây dựng các tổ chức đoàn thể, đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường sư phạm, công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý cơ sở vật chất, tài chính, xã hội hoá GDMN...).
- Những quan điểm, định hướng chung về đường lối, chính sách của Đảng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội; những chiến lược phát triển giáo
dục-đào tạo thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá; giải pháp phát triển giáo dục, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục MN; vấn đề nhân cách HT trường MN...
Những nội dung trên phải đảm bảo tính thiết thực, tính hiện đại, chính xác, kịp thời phục vụ các quyết định quản lý; đảm bảo nâng cao nhận thức, phương pháp luận và kỹ năng NVQL cho HT các trường MN.
Hoặc có thể phải xây dựng chương trình mới phù hợp hơn với sự thay đổi trong công tác quản lý.
Ngoài các hướng cơ bản trên thì hàng năm Sở GD-ĐT cần kết hợp trong các hội nghị HT lấy ý kiến của HT đánh giá và kiến nghị về công tác bồi dưỡng NVQL. Những yêu cầu đó góp phần vào việc điều chỉnh nội dung và tổ chức bồi dưỡng theo định hướng phát triển và theo nhu cầu người học.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Muốn xác định đúng những nhu cầu cần bồi dưỡng phải làm tốt công tác kiểm tra đánh giá đúng thực trạng về NVQL của HT trường MN; nắm vững yêu cầu và nội dung quản lý trường mầm non, đặc điểm giáo dục mầm non của tỉnh Bắc Kạn. Từ đó làm rõ các yêu cầu về NVQL của HT trường MN; tổ chức bồi dưỡng kịp thời những nội dung NVQL, phù hợp với từng đối tượng.
Như vậy, thực chất việc xác định đúng các nhu cầu cần bồi dưỡng,cũng là phân loại được đội ngũ HT, phó HT các trường MN theo nhiều tiêu chí khác nhau như: Thâm niên công tác, trình độ đào tạo, tuổi đời, các lớp bồi dưỡng đã qua, loại trường đang quản lý... Đồng thời phải nắm vững yêu cầu về NVQL và những vướng mắc mà HT thường gặp trong quản lý.