Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong Chương trình 135 giai đoạn II tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình (Trang 36 - 38)

2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện

2.2 Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

2.2.1 Giáo dục đào tạo

Tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo, phần lớn đã được xây dựng kiên cố đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học. Tuy vậy, số lượng lớp học vẫn chưa đủ ở một số xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số còn một số lớp học tạm bợ bằng tranh, tre, nứa, lá. Mạng lưới trường lớp ở các ngành học, cấp học được mở rộng và phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân; xóa được xã trắng về giáo dục mầm non, tiểu học; chất lượng học tập hàng năm đều tăng. Đã có sự điều chỉnh, sắp xếp mạng lưới trường, lớp giáo dục tiểu học và THCS tương đối hợp lý. Hiện trên địa bàn huyện có 1 trường THPT và 2 trường THCS và THPT. Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm, đến nay mới chỉ có 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tại nhiều thôn, bản cơ sở vật chất của đa số các trường học còn nhiều thiếu thốn. Mạng lưới trường, lớp của cấp học mầm non phát triển chưa đồng bộ. Hầu hết nhà công vụ cho giáo viên đều tạm bợ.

2.2.2 Y tế - Dân số - Gia đình và trẻ em

Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới Y tế từng bước đầu tư xây dựng, CSHT phục vụ cho việc khám chữa bệnh ngày càng được quan tâm hơn. Đến nay huyện đã có một bệnh viện đa khoa, một phòng khám khu vực trực thuộc bệnh viện đa khoa huyện, 15 trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, nhưng chỉ có 4/16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

2.2.3 Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao

Trong những năm gần đây, đời sống văn hoá ở cơ sở ngày càng được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Các thiết chế văn hoá và cơ sở vật chất như: nhà văn hoá, thư viện, phòng đọc sách, báo, hệ thống loa truyền thanh, sân bãi tập luyện thể dục thể thao và các cơ sở vật chất khác cũng được quan tâm xây dựng. Có 13/16 xã, thị trấn xây dựng thiết chế văn hoá đồng bộ như sân chơi, bãi tập, công trình TDTT, dụng cụ tập luyện thi đấu ở các xã, thị trấn bước đầu đã quy hoạch và đầu tư xây dựng. Các cấp chính quyền đã quan tâm chú trọng tới việc giành quỹ đất về lĩnh vực hoạt động TDTT. Đến nay có 16/16 xã, thị trấn đã quy hoạch đất giành cho các hoạt động TDTT theo Chỉ thị 274/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.4 Thực trạng các đồng bào dân tộc thiểu số

Ngoài 80% đồng bào mang dân tộc kinh thuộc nhóm người Nguồn có tiếng nói và phong tục tập quán riêng, tính đến tháng 6/2008 có 1.821 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số nhân khẩu là 9.059 (chiếm 19,2% tổng dân số toàn huyện), hiện đang sinh sống ở 12 xã và thi trấn. Người dân tộc thiểu số ở huyện Minh Hoá thuộc 3 nhóm dân tộc: Bru-Vân Kiều, Chứt, dân tộc khác và bao gồm 10 tộc người. Các xã vùng cao thuộc tuyến biên giới: Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn là nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống rải rác ở 43 bản với 1.540 hộ , 7.954 nhân khẩu chiếm 87,8% người dân tộc trên toàn huyện. Số người trong độ tuổi lao động có 4.076 người chiếm 45% dân số toàn vùng. Toàn vùng 4 xã biên giới có diện tích tự nhiên là 88.995 ha chiếm 63,1% tổng diện tích toàn huyện.

Huyện có 01 trường dân tộc nội trú, 4 xã vùng dân tộc thiểu số tập trung có cấp học mầm non, cấp tiểu học, cấp THCS. Tổng số học sinh là 2.275 em. Cơ sở vật chất trường lớp học ngày càng được cải thiện, hiện tại có 31 phòng học kiên cố, 26 phòng học tạm. Tuy nhiên một số bản vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có điểm trường; các xã đều có trạm y tế trong đó trạm y tế xã Dân Hoá được xây dựng theo tiêu chuẩn của ngành quy định với 12 phòng chức năng còn lại 03 trạm y tế khác được xây 18 phòng cấp 4 toàn bộ có 24 giường bệnh. Trang thiết bị dụng cụ y tế còn thiếu thốn, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế còn nhiều hạn chế đặc biệt đội ngũ y tá tại các bản vùng sâu, vùng

biên giới. Toàn vùng lắp đặt 06 trạm phát lại, 03 trạm truyền thanh không dây, tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt khoảng 45% và phát thanh trên 60%.

Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và UBMTTQ Việt Nam các cấp đã đặc biệt quan tâm giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số trên nhiều mặt và đã có bước tiến bộ đáng kể, bộ mặt bản làng đã có nhiều đổi thay, nhất là hệ thống CSHT thiết yếu (điện, đường, trường, trạm) cơ bản đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt của đại bộ phận đồng bào. Tuy vậy vẫn chưa đủ sức tháo gở những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần đang diễn ra hết sức gay gắt đối với đồng bào. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn rất cao, chiếm 85%.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong Chương trình 135 giai đoạn II tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w