đầu tư vì nó làm giảm rủi ro mà họ phải đương đầu và lợi ích càng lớn khi lợi tức từ các chứng khoán càng không diễn biến theo sát nhau.
Mô hình xác định lãi suất
• Dựa trên lý thuyết về lượng cầu tài sản
• Áp dụng vào: Phân tích diễn biến lãi suất của thị trường khi có những thay đổi trong lạm phát dự tính, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng.
• Giả thiết: - Lãi suất là lãi suất danh nghĩa
- Khi lượng cầu (cung) thay đổi do sự thay đổi lãi suất gây nên, ta có sự di chuyển dọc theo đường cầu (cung)
- Khi lượng cung (cầu) thay đổi do tác động của một yếu tố ngoài lãi suất gây nên ta có sự dịch chuyển của đường cung (cầu)
- Khi xem xét sự thay đổi của một yếu tố tới đường cung (cầu) và lượng cung (cầu) ta giả thiết các yếu tố khác là không thay đổi.
Các yếu tố tác động tới cầu trái khoán
• Của cải: Trong nền kinh tế đang tăng trưởng thì của cải
tăng lên làm lượng cầu trái khoán tăng lên và đường cầu trái khoán dịch chuyển về bên phải và ngược lại
• Lợi tức dự tính: Lợi tức dự tính cao hơn trong tương lai
làm giảm yêu cầu về trái khoán dài hạn và dịch chuyển đường cầu về bên trái.
• Rủi ro: Rủi ro của trái khoán làm cho lượng cầu trái
khoán giảm sút và làm cho đường cầu dịch chuyển về bên trái. Nhưng nếu rủi ro của các tài sản thay thế tăng lên làm cho lượng cầu trái khoán tăng lên và làm cho đường cầu dịch chuyển về bên phải.
• Tính lỏng: Tính lỏng của trái khoán tăng lên thì dẫn tới
lượng cầu của trái khoán tăng lên và đường cầu dịch chuyển về bên phải và ngược lại.
Các yếu tố tác động tới lượng cung trái khoán
• Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư: khi
nền kinh tế đang tăng trưởng, nhu cầu đầu tư tăng và làm cho cung về trái khoán tăng, đường cung trái khoán dịch chuyển về bên phải.
• Lạm phát dự tính: Với mức lãi suất danh nghĩa cho
trước và cố định, khi tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng lên làm cho chi phí thực của việc vay mượn giảm xuống làm cho nhu cầu vay vốn tăng, lượng cung trái khoán tăng lên
làm cho đường cung trái khoán dịch chuyển về bên phải. • Các hoạt động kinh tế của chính phủ: Khi thâm hụt
ngân sách của chính phủ tăng lên, làm tăng nhu cầu vay vốn trên thị trường và làm dịch chuyển đường cung trái khoán về bên phải.
Di chuyển dọc đường Cung và Cầu
Ví dụ:
•Trái phiếu chiết khấu có thời hạn 1 năm, không có coupon với mệnh giá $1000. Nếu giữ trong 1 năm thì lãi suất là: •i=RET = (F-P)/P
•Nếu trái phiếu đang được bán với giá $950 thì i=(1000- 950)/1000 = 5.3%
•Giả sử tại lãi suất 5.3% thì lượng cầu trái phiếu (quantity of bonds demanded) là $100 tỷ -> điểm A
• Đường cầu của trái phiếu – Demand curve có chiều đi xuống, có nghĩa rằng khi mọi biến khác không đổi thì giá của trái phiếu càng thấp thì lượng cầu càng cao
• Đường cung của trái phiếu – Supply curve có chiều đi lên, khi mọi biến khác không đổi thì giá của trái phiếu càng tăng thì lượng cung càng tăng.
• Điểm cân bằng thị trường – Market Equilibrium: Xảy ra khi số người sẵn sàng mua (có nhu cầu) bằng với số người sẵn sàng bán (cung cấp) tại một giá. Bd = Bs hay tại điểm P* = 850 và i* = 17.6.
Khi giá được đặt quá cao hơn P* thì số lượng cung trái
phiếu nhiều hơn cầu trái phiếu hay còn gọi là Dư cung - excess supply. Khi nhiều người muốn bán hơn số người muốn mua thì giá của trái phiếu giảm và sẽ giảm tới khi đạt điểm cân bằng của thị trường và dừng lại.
Khi giá đặt thấp hơn P* thì số lượng cầu trái phoeesi lại lớn hơn số lượng cung trái phiếu gọi là Dư cầu - excess
demand. Khi nhiều người mua nhiều hơn số người muốn bán thì giá trái phiếu sẽ tăng lên và tăng cho tới khi đạt điểm cân bằng thị trường và dừng lại.
Mô hình cân bằng xác định lãi suất (dựa trên nhu cầu về phương tiện thanh toán)
• Mô hình Keynes phát triển bởi John Maynard Keynes • Là phân tích đơn giản hơn về tác động của thay đổi
trong thu nhập, mức giá và lượng tiền cung ứng tới lãi suất
• Ứng dụng: Cho biết diễn biến của lãi suất sẽ như thế nào khi thu nhập tăng, mức giá tăng, lượng tiền cung ứng tăng.
• Giả thiết:
- Trong nền kinh tế chỉ có 2 loại tài sản: tiền mặt, tiền séc không sinh lời và trái phiếu mang lại thu nhập
- Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là phần lãi bị mất đi do không mua trái phiếu
Đường cầu về tiền
• Đi xuống về bên phải
• Lý do: - Khi lãi suất cao người ta sẽ mua trái phiếu nhiều hơn để thu lợi nhuận do vậy lượng cầu về tiền là ít.
- Khi lãi suất thấp, người ta thấy không đáng để đầu tư vào trái phiếu nên họ giữ nhiều tiền hơn để chi tiêu và như vậy lượng cầu tiền tăng
Đường cung về tiền
• Là đường thẳng đứng
• Lý do: - Cung tiền là do ngân hàng trung ương quyết đinh mà không phụ thuộc vào mức lãi suất thị trường. => Giao điểm của đường cung và đường cầu tiền xác định
Các yếu tố tác động tới cầu tiền
• Thu nhập: - Khi thu nhập tăng, của cải tăng lên, dân
chúng sẽ muốn giữ thêm tiền làm phương tiện lưu trữ giá trị.
- Khi thu nhập tăng, dân chúng sẽ muốn thực hiện nhiều giao dịch hơn và làm lượng cầu tiền tăng
=> Đường cầu dịch phải
• Mức giá: - Keynes cho rằng khi mức giá tăng, lượng
tiền danh nghĩa không còn có giá trị như trước nữa, để đảm bảo giá trị thực tế của tài sản bằng hiện vật, dân chúng sẽ cần nhiều tiền hơn để thực hiện các giao dịch
Các yếu tố tác động tới cung tiền
• Cung tiền do NHTW quyết định
Khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền, đường cung tiền dịch phải.