- Quảng đường xe chạy ngày đêm tính cho đoàn xe:
e. Giả mô nhiểm MT
3.5. Kết luận và kiến nghị
3.5.1. Kết Luận:
Mặc dù là trái tim của cả nước nhưng Hà Nội vẫn sở hữu một mạng lưới giao thông đô thị còn quá nhiều bất cập và tồn tại hay nói đúng hơn là chưa hoàn thiện.Thiếu một quy hoạch tổng thể và đồng bộ về phát triển giao thông đô thị, thành phố đang phải chật vật đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh xung quanh việc đi lại của người dân. Một khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông công cộng không theo kịp sự vươn mình của thành phố và tốc độ gia tăng phương tiện giao thông, tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường sẽ là vấn đề thường nhật. Vì Hà Nội chưa có hệ thống đường vành đai hoàn chỉnh nên các phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách trung chuyển qua đầu mối Hà Nội phải ồ ạt kéo nhau vào nội đô, tạo sức ép rất lớn lên hệ thống giao thông nội thành. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông còn quá thấp, mạng lưới đường phân bố không đồng đều (cao ở khu vực nội thành, thấp ở khu vực đang đô thị hoá và khu vực ngoại thành) khiến khả năng thông qua của các phương tiện giao thông bị hạn chế.Nhiều công trình mới xây dựng không đồng bộ, kết nối và liên thông với hệ thống giao thông hiện có hoặc mới đưa vào sử dụng nên đã xuất hiện tình trạng quá tải. Các điểm ùn tắc giao thông trong thành phố ngày càng nhiều, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao. Trong khi đó, tình trạng gia tăng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô đang thực sự trở thành mối đe doạ đối với hệ thống đường bộ.
Năm 2008, mạng lưới xe buýt đã phủ khắp thành phố với 60 tuyến và gần 1.000 xe. Hoạt động trong điều kiện hạ tầng không đạt yêu cầu nhưng xe buýt Hà Nội vẫn đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của hành khách. Đó là sự vượt khó không phải nơi nào cũng có được.Mạng lưới xe buýt Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ trong vòng 10 năm trở lại đây. Càng ngày, nhu cầu đi lại của người dân càng lớn và xe buýt - từ một phương tiện không được chú ý đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, công nhân... Năng lực vận chuyển hành khách của xe buýt không ngừng được nâng cao. Mặc dù phải hoạt động trong điều kiện đường thiếu, hạ tầng phục vụ xe buýt sơ sài nhưng chất lượng dịch vụ trên xe buýt vẫn thường xuyên được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Các đơn vị tham gia VTHKCC bằng xe buýt không ngần ngại đầu tư lớn vào số phương tiện, đã thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới tuyến và khả năng vận chuyển được nâng lên không ngừng. Thông tin trên xe, trên tuyến cũng được cải thiện ngày càng tiện ích đối với khách đi xe. Những chiến dịch tăng cường văn minh xe buýt được triển khai đã tác động tích cực đến thái độ, hành vi và cách xử sự của nhân viên, lái xe. Hình ảnh xe buýt và những người đang tham gia dịch vụ này cũng trở nên tốt hơn so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, chất lượng VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội vẫn còn những bất cập. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các tuyến đều chạy với vận tốc trung bình 20km/h nhưng vẫn còn một số tuyến di chuyển với tốc độ thấp hơn. Đó thường là những tuyến buýt nhỏ, vận hành trên các tuyến phố đông đúc và chật hẹp. Các số liệu khảo sát cũng cho thấy việc huy động xe chưa hiệu quả vì số xe đang hoạt động vượt quá số xe thực sự cần thiết 6,1%. Tình trạng lãng phí trong huy động xe cũng kéo theo lãng phí nhân công, nhiên liệu và kinh phí trợ giá. Bên cạnh đó, trong giờ cao điểm, xe buýt thường rất đông khách, nhiều hành khách thậm chí còn bị bỏ lại vì trên xe không thể ních thêm được người nào nữa. Tuy nhiên, khảo sát trong tất cả các giờ lại cho thấy hiệu quả hoạt động xe buýt rất hạn chế, số lượng khách trung bình trên xe chỉ đạt 20 người. Một số tuyến buýt hoạt động khá tốt như tuyến số 5, 6, 25, 27, 29, 32 đạt hệ số tải 0,45% trở lên nhưng đó chỉ là số ít. Đa số các tuyến khác, kết quả hoạt động còn thấp, đặc biệt có những tuyến chỉ đạt hệ số tải cực thấp, dưới 0,3 như tuyến số 4, số 10, số 15...
Hiện nay trong nội đô thì ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra nguyên nhân chủ yếu là số lượng phương tiện cá nhân rất lớn vì vậy xây dựng một hệ thống xe buýt hoàn thiện để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội. Viêc quy hoạch tuyến Nhổn-BX Lương Yên là cơ sở tạo tiền đề cho việc mở thêm tuyến buýt nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong nội thành Hà Nội.
Hy vọng với một chiến lược phát triển phát triển VTHKCC nói chung và xây dựng tuyến buýt Nhổn-BX Lương Yên nói riêng ngày càng hoàn thiện sẻ làm cho người dân tham
gia đi xe buýt ngày càng cao, khi đó xe buýt được xem là lựa chọn hàng đầu của người dân khi tham gia giao thông.
Trong quá trình thực hiện đề tài do kiến thức và năng lực còn hạn chế do đó không thể tránh khỏi những sai sót và còn mắc nhiều lỗi trong quá trình trình bày. Em rất mong thầy cô giáo giúp đỡ đóng góp ý kiến, bổ sung những thiếu sót trong đồ án của em. Em xin chân thành cảm ơn! Qua đây em cũng xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Đức Quang là người trực tiếp hướng dẫn đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đồ án này.
3.5.2. Kiến nghị :
Xe buýt Hà Nội đã và đang lấy lại được niềm tin và từng bước tạo được thói quen đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng cho người dân. Thành phố và nhân dân ghi nhận ghi nhận xe buýt là một trong 10 sự kiện kinh tế xã hội tiêu biểu của Thủ đô 3 năm liền.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, xe buýt hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn:
Một là, nhu cầu đi lại ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng phục vụ ngày một cao của người dân Thủ đô. Với hạ tầng xe buýt còn quá thiếu thốn và thấp kém như xe buýt không có đường riêng, làn riêng. Do vậy, giao thông xe buýt phải chạy chung với đường giao thông hỗn hợp, có nhiều thành phần phương tiện khác nhau, rất khó nâng cao tốc độ và dễ xảy ra va chạm.
Hai là, xe buýt đang chịu sức ép rất lớn về mặt tâm lý và dư luận xã hội, vì xe buýt đang ở đỉnh cao so với trước đây như: xe buýt là một trong mười sự kiện tiêu biểu, xe buýt đang xây dựng văn minh xe buýt …cho nên người dân kỳ vọng ở xe buýt rất lớn. Trong khi đó, xe buýt Hà Nội còn rất nhiều bất cập như: Thiếu phương tiện, tốc độ đầu tư đổi mới phương tiện còn chậm, một số lái phụ xe có trình độ tay nghề và nghiệp vụ chưa cao, lái xe buýt của Hà Nội nhưng hiểu biết về đường Hà Nội, người Hà Nội lại quá ít …Những điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ.
Ba là, hàng ngày xe buýt phải chạy với tần suất cao đường giao thông đa phương tiện, ý thức chấp hành Luật Giao thông của một bộ phận không nhỏ dân cư còn rất thấp, chẳng hạn có rất nhiều người và phương tiện chiếm điểm đỗ xe, khi xe buýt có tín hiệu ra vào họ không tránh.
Bốn là, khả năng hoạt động của xe buýt hiện nay chưa đủ độ tin cậy để người dân hoàn toàn sử dụng xe buýt trong các chuyến đi hàng ngày và từ bỏ xe máy. Mặt khác, lại thiếu các phương tiện công cộng khác như xe điện chẳng hạn. Theo các chuyên gia thì xe buýt có hoạt động dù hết cỡ cũng chỉ giải quyết được 30% nhu cầu đi lại của thành phố và những tuyến có lưu lượng 10.000 người/giờ cho một hướng thì GTCC bằng xe buýt không hiệu quả. Điều đó
Năm là: Vấn đề tai nạn phải được đặt lên hàng đầu để phòng tránh. Đồng thời cũng cần đào tạo lái, phụ xe về thái độ ứng xử khi xẩy ra tai nạn.
Thành phố cần xây dựng một trung tâm cứu hộ xe buýt, Trung tâm có khả năng ứng trực ngay cho xe buýt khi gặp nạn. Có như vậy, Thành phố mới giảm được ách tắc giao thông và tai nạn giao thông trong khi chờ đợi loại hình phương tiện GTCC bổ trợ khác.
Chiến lược phát triển GTĐT thành phố Hà Nội trước hết sẽ tập trung vào tạo dựng hệ thống giao thông công cộng có sức cạnh tranh cao, dễ tiếp cận, an toàn và thân thiện với môi trường. Sức hấp dẫn của hệ thống VTHKCC phải khiến người dân tự nguyện chuyển từ việc sử dụng ô tô, xe máy cá nhân sang đi lại chủ yếu bằng phương tiện giao thông công cộng. Lợi ích của VTHKCC rất rõ ràng, đó là giảm mật độ phương tiện lưu thông trên đường, hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tham vọng của Hà Nội là trong vòng 5 năm nữa, VTHKCC sẽ đáp ứng 30-35% nhu cầu đi lại của người dân (trong đó xe buýt và taxi chiếm 22-25%, đường sắt đô thị chiếm 8-10%). Thực ra, với điều kiện như hiện nay, đạt được mục tiêu trên là một thách thức đối với Hà Nội.
VTHKCC chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi có hệ thống giao thông hợp lý. Để có được hệ thống giao thông như vậy, năng lực quản lý giao thông của thành phố phải được tăng cường thông qua đầu tư xây dựng hiện đại hoá hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông, xây dựng thêm các điểm đỗ xe công cộng trong khu vực nội thành, phát triển thêm các cặp đường một chiều tăng khả năng lưu thông phương tiện.
Một trong những giải pháp tiếp theo để phát triển hệ thống VTHKCC của thành phố Hà Nội là kiểm soát sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân vì bùng nổ phương tiện cá nhân sẽ làm tình trạng ùn tắc giao thông càng trở nên trầm trọng, cản trở hoạt động của phương tiện VTHKCC. Vấn đề mấu chốt là phải có chính sách đủ mạnh để kiềm chế và giảm sự phát triển của các phương tiện giao thông cá nhân. Đây chính là điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển hệ thống giao thông công cộng. Hướng tới các loại hình vận tải công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao là xu hướng tất yếu và cốt lõi trong mọi kế hoạch phát triển giao thông đô thị của Hà Nội.