HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NHU CẦU ĐI LẠI TRÊN TUYẾN NHỔN BẾN XE LƯƠNG YÊN
2.1.5. Trợ giá xe buýt.
Trợ giá cho VTHKCC nhằm thu hút gười dân sử dụng VTHKCC, giảm bớt việc sử dụng phương tiện vận tải cá nhân.
Hiện nay nhà nước đang sử dụng các phương pháp trợ giá gián tiếp cho VTHKCC ở Hà Nội:
+ Mở rộng mạng lưới tuyến, nâng cấp các tuyến hoạt động của vận tải xe buýt.
Ưu điểm: Góp phần vào việc làm giảm chi phí vận chuyển xe buýt từ đó giảm giá vé để thu hút được hành khách đi xe.
Nhược điểm: Việc mở rộng tuyến rất tốn kém và đôi khi có thể không thực hiện được do nhiều yếu tố như: Không gian đô thị chật hẹp, chi phí xây dựng cao…
+ Áp dụng chính sách đánh thuế vào các phương tiện vận tải cá nhân.Trên các tuyến có đủ lượng VTHKCC đáp ứng nhu cầu đi lại thì có thể cấm hoặc hạn chế các loại phương tiện cá nhân khác bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế.
- Nhà nước tạo điều kiện cho vận tải xe buýt được hoạt động được bình thường không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
+ Ưu đãi về tài chính đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Dùng chính sách giá ưu đãi các yếu tố đầu vào của hoạt động vận tải như : Miễn giảm thuế vốn, lãi suất tín dụng, thuế nhập khẩu phương tiện, thuế đất, miễn thuế thu nhập, nhiên liệu, phụ tùng. Dùng chính sách miễn giảm thuế các yếu tố đầu ra của các hoạt động sản xuất vận tải như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Cho phép các đơn vị vận tải kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ mà không phải nộp thuế. Ưu điểm: Góp phần hạ thấp chi phí cho vận tải xe buýt do có sự ưu đãi các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Nhược điểm: Đơn vị hoạt động vận tải có thể tranh thủ dựa vào sự ưu đãi của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình. Lúc đó mục tiêu của Nhà nước có thể sẽ không được thực hiện.