Nguồn vốn trong nước là nguồn chi trả các khoản vay nước ngoài và giảm áp lực nợ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 35 - 38)

I. Nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định

5. Nguồn vốn trong nước là nguồn chi trả các khoản vay nước ngoài và giảm áp lực nợ

lực nợ nước ngoài cho nền kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên vay nợ nước ngoài là điều tất yếu. Để đánh giá tình trạng nợ của Việt Nam có thể xem xét trên các phương diện về quy mô, cơ cấu và các chỉ số về khả năng trả nợ.

5.1 Tổng nợ và thu nhập quốc dân

Nguồn: Asia Development Bank 2007

Biểu 1: Tổng nợ và thu nhập quốc dân (GNI)

Trong những năm đầu thập niên 90 Việt Nam là một nước nợ lớn, tổng nợ cao hơn nhiều lần so với tổng thu nhập quốc dân. Tổng nợ năm 1990 là 23,27 tỷ USD trong khi tổng thu nhập quốc dân (GNI) là 6,06 tỷ cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán nợ của Việt Nam. Tuy nhiên nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh nên từ nửa sau thập niên 90 tổng thu nhập quốc dân đã tăng lên liên tục cộng với việc giảm nợ và xóa nợ của một số nhà tài trợ đặc biệt là Nga với những khoản nợ để lại từ thời Liên Xô cũ nên tổng nợ giảm liên tục, đến năm 2000 tổng nợ chỉ còn 11,586 và chỉ bằng 1/3 so với tổng thu nhập. Khả quan đối với phát triển kinh tế, Việt Nam đã nhận được nhiều khoản vay phát triển mới đặc biệt là vốn ODA từ Nhật Bản, WB và ADB. Đến năm 2005 dù tổng nợ đã tăng lên gần 20 tỷ USD nhưng cũng chỉ bằng khoảng 40% tổng thu nhập quốc dân.

Nguồn: Asia Development Bank 2007

Biểu 2: Nợ phải trả hàng năm và giá trị xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu thể hiện cho khả năng trả nợ của một quốc gia. Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với kinh tế của khu vực và thế giới, Việt Nam là một trong những nước có độ mở cửa thương mại lớn nhất thế giới (tỉ lệ giá trị xuất nhập khẩu/GDP là 150%). Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 15 lần từ 2,4 tỷ USD năm 1990 lên 32,4 năm 2005 và hơn gấp đôi tổng số nợ hiện hữu. Mặc dù Việt Nam có mức tổng nợ lớn nhưng nợ phải trả hàng năm bao gồm trả nợ gốc và trả lãi lại khá thấp. Do phần lớn các khoản nợ là những khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ưu đãi với lãi suất thấp. Giá trị xuất khẩu cao hơn gấp nhiều lần so với số nợ phải trả hàng năm cho thấy tính thanh khoản trong khả năng thanh toán nợ nước ngoài.

5.3 Nợ phải trả hàng năm và thu ngân sách chính phủ

Đối với những quốc gia đang phát triển, các khoản vay nước ngoài chủ yếu là vay nợ của chính phủ hoặc do chính phủ đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là khu vực tư nhân chưa đủ uy tín để có thể vay mượn trực tiếp các nguồn vốn từ bên ngoài. Do đó khả năng trả nợ của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào giá trị xuất khẩu mà còn phải căn cứ vào nguồn thu của chính phủ.

Nguồn: Asia Development Bank 2007

Biểu 3: Tổng nợ - nợ phải trả - thu ngân sách

Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, nguồn thu của chính phủ tăng lên rất nhanh từ mức dưới 1 tỷ USD năm 1990 đã tăng lên gần 5 tỷ năm 1995 và đến năm 2005 đạt hơn 13 tỷ USD. Trong những năm gần đây nợ nước ngoài phải trả hàng năm dưới 10% tổng thu ngân sách. Trong khi thu ngân sách của chính phủ ngày càng tăng cao và tỉ trọng nợ phải trả không lớn là những điều khiện thuận lợi đảm bảo cho khả năng thanh toán nợ của chính phủ và tạo được lòng tin cho các nhà tài trợ.

5.4 Cơ cấu về nợ ngắn hạn và dài hạn

Cơ cấu về tỉ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn cho thấy khả năng ổn định của dòng vốn vay nợ nước ngoài. Tỉ lệ vay ngắn hạn càng cao thì dòng vốn càng dễ đổi chiều và gây bất ổn cho nền kinh tế.

Tuy có mức vay nợ nhiều nhưng cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là nợ dài hạn. Tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ luôn ở mức trên dưới 90% trong khi nợ ngắn hạn trên tổng nợ thường ở mức dưới 10%, thời điểm cao nhất cũng ở mức 14% năm 1996. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 khiến nhiều nước rơi vào khủng hoảng do các dòng vốn chảy ra nhất là những nước vay nợ ngắn hạn cao như Thái Lan, nhưng Việt Nam lại không bị ảnh hưởng trực tiếp một phần cũng vì tỉ lệ vay ngắn hạn thấp.

Căn cứ theo hệ thống chỉ số đánh giá nợ của WB đối với một quốc gia, các chỉ số nợ của Việt Nam được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4: Chỉ số nợ của Việt Nam qua các năm

Chỉ số (%)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 Mức độ Tổng nợ/GNI 42 39 39 41 41 38 Trung bình Tổng nợ/xuất khẩu 89 84 80 79 68 59 Yếu Nợ phải trả hàng

năm/ xuất khẩu 9 8 7 4 3 3 Yếu Tổng nợ/thu ngân

sách 210 186 172 161 145 143 Yếu

Nợ phải trả hàng

năm/thu ngân sách 21 17 15 7 6 7 Yếu

Nguồn: Asia Development Bank, 2007

Các chỉ số về nợ cho thấy một hệ số an toàn cao đối với tình trạng nợ của Việt Nam. Chỉ số về tổng nợ trên tổng thu nhập quốc dân (38%) ở vào mức trung bình và đang có xu hướng giảm từ năm 2000 tới 2005. Ngoài ra, hầu hết các chỉ số khác đều ở dưới mức có thể gây ra khủng hoảng về nợ hoặc tính thiếu thanh khoản để trả nợ.

Kết luận: Vốn ODA có vai trò rất lớn đối với đầu tư phát triển góp phần nâng cao mức sống cho người dân thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, v.v…. Nợ nước ngoài đối với Việt Nam cho tới thời điểm này chủ yếu là vốn ODA với lãi suất thấp và thời gian cho vay dài, tỷ lệ vay thương mại là không đáng kể. Các chỉ số an toàn về nợ nước ngoài cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn và khó có khả năng xảy ra khủng hoảng về nợ giống như các nước từng vướng phải như Mexico, Argentina hay Thái Lan.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w