Tạo cơ sở hạ tầng căn bản cho việc chủ động tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 29 - 33)

I. Nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định

3. Tạo cơ sở hạ tầng căn bản cho việc chủ động tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài

cập như công tác giải phóng mặt bằng đã gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong thời gian qua. Quy định hiện tại về trách nhiệm của địa phương bàn giao "đất sạch" cho nhà đầu tư nước ngoài dẫn tới áp lực lớn về chi ngân sách khi thúc đẩy giải ngân vốn FDI. Kết quả, nhiều dự án lớn được cấp phép nhưng chưa thể triển khai vì chưa có mặt bằng. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư tại nhiều địa phương hiện chưa chuyên nghiệp do... thiếu kinh phí (phần lớn địa phương tự chủ ngân sách dành cho hoạt động này) trong khi từ năm 2008, Chính phủ đã quyết định chi ngân sách cho công tác xúc tiến đầu tư, tuy nhiên việc giải ngân lại rất chậm chạp do... chưa có hướng dẫn. Một điểm đáng chú ý khác là trong khi chúng ta cần phải dành dụm từng đồng vốn thì công tác xúc tiến đầu tư lại thiếu thống nhất, dẫn tới tình trạng tổ chức quá nhiều hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư trên cùng một địa bàn.

3. Tạo cơ sở hạ tầng căn bản cho việc chủ động tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngoài

Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng tiếp cận đến các dịch vụ cơ sở hạ tầng trong hơn 20 năm qua. Trong một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, nhan đề “Việt Nam: Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng” đã ghi lại những thực tế đáng khen ngợi trong chiến lược cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam. Trong đó, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài so với năm 1990 và chất lượng đường cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, sự phát triển của cơ sở hạ tầng không theo kịp với sự tăng trưởng khá mạnh mẽ và liên tục của kinh tế. Cơ sở hạ tầng bị quá tải, phát triển không đồng bộ gây lo

ngại cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay nổi cộm là tình trạng thiếu điện năng cho sản xuất, chi phí điện năng và viễn thông đắt đỏ, chất lượng đường xá không đồng đều tại các nơi khác nhau của Việt Nam hay tình trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng hóa,…

Theo ông Preben Hjortlund, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, ngân sách Nhà nước và vốn ODA vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Ông Preben cho rằng, phát triển hạ tầng tại Việt Nam đang diễn ra chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế và điều này đang là một gánh nặng đối với các nhà đầu tư.

Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam Jeff Puchalski nhấn mạnh, những hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất ở Việt Nam đang bắt đầu đe dọa đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và cả xuất khẩu trong tương lai. "Việt Nam đã thành công trong việc phát triển năng lực sản xuất. Nhưng nếu không chú ý đến vấn đề giao thông vận tải và các cơ sở hạ tầng khác sẽ không thể giải quyết được sự tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai", ông nói thêm.

Năm nay có khá nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau của Nhật đầu tư sang Việt Nam, đặc biệt trong đó có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp cho các công ty sản xuất lớn như ô tô, xe máy, máy móc thiết bị văn phòng... Đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, thời gian tới, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư từ xứ sở mặt trời mọc đến với Việt Nam. Trong bình chọn của các công ty Nhật về địa điểm đầu tư có triển vọng về trung hạn, Việt Nam đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, hiện không ít nhà đầu tư Nhật rất lo lắng về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề điện năng. "Đối mặt với tình trạng thiếu điện mới xảy ra mùa hè năm nay ở Hà Nội, nhiều công ty e ngại rằng từ năm sau tình trạng này sẽ tiếp tục xảy ra", đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho biết.

Hiện nay, các nhà tài trợ quốc tế tài trợ gần 40% tổng đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong 5 đến 10 năm tới, Việt Nam cần khoảng 70-80 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc phát triển cơ sở hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ chính để nước ta đạt được sức cạnh tranh hiệu quả hơn trong khu vực cũng như hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, khi Việt Nam giàu mạnh hơn, hỗ trợ từ các nhà tài trợ sẽ đóng vai trò thứ yếu và

việc tìm kiếm nguồn tài chính thay thế là rất cần thiết. Các chuyên gia của các tổ chức quốc tế cho rằng, để giải quyết những bất cập của cơ sở hạ tầng hiện nay, sự tham gia của khu vực tư nhân - cả trong nước và nước ngoài - đang là sự cần thiết cấp bách, đặc biệt trong lĩnh vực điện, viễn thông và cảng nước sâu. Đến nay ở Việt Nam có khoảng 60 dự án BOT hoặc các dự án có hình thức tương tự đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng với tổng vốn đăng ký là 44.610 tỷ đồng, trong đó có 43 dự án xây dựng công trình giao thông. Tuy nhiên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chính viễn thông. Từ các số liệu này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cao Viết Sinh cho rằng, mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào đầu tư toàn xã hội nói chung, vào cơ sở hạ tầng nói riêng chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của khu vực kinh tế năng động và có tiềm năng này.

Ông Joshua Magennis, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia tại Việt Nam phàn nàn, trong khi Chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên kêu gọi đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chỉ được xây dựng một cách chậm chạp và việc thực hiện và mong muốn thực sự cho phép đầu tư của tư nhân và nước ngoài vào cơ sở hạ tầng vẫn còn vắng bóng.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư - Võ Hồng Phúc cũng thừa nhận còn những hạn chế về cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện năng. Ông cho biết, vấn đề lớn nhất trong ngành điện lực hiện nay là nhu cầu bức xúc về nguồn vốn. Hiện Việt Nam đang triển khai một loạt nhà máy điện, nguồn vốn trong nước cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường điện và Việt Nam đã tính đến phương án cổ phần hóa để có nguồn vốn đầu tư thêm.

"Một bài học nhãn tiền là trong tháng 5-6 vừa qua là thiếu điện trong sản xuất. Nếu để đảm bảo phát triển ngành điện thì phải có sự hội tụ nguồn vốn của khu vực tư nhân cả trong nước và nước ngoài, đặc biệt là tư nhân nước ngoài bằng các hình thức là phải bán cổ phần với tỷ lệ cao hơn cho các nhà đầu tư trong nước đối với các dự án điện. Vấn đề thứ hai là phải mở rộng hình thức đầu tư theo hình thức BOT, IPP (nhà máy điện độc lập) để thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư", ông Phúc nói.

Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải cho biết, theo dự báo tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 khoảng 7,2-8%, giai đoạn 2011-2020 là 7,09-7,5%

và nhu cầu tiêu thụ điện vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn GDP. Dự kiến, đến năm 2010, nhu cầu điện toàn quốc là 88-93 tỷ Kwh. Ông Hải cho biết, để đạt được mục tiêu đến năm 2010 xây dựng mới các nguồn điện với tổng công suất khoảng trên 12.000 MW, ngành điện cũng đã đề ra những biện pháp khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào các dự án đầu tư phát triển ngành điện.

Không chỉ lĩnh vực điện năng, lĩnh vực giao thông vận tải cũng gây ra không ít e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư tiềm năng của Mỹ đã đưa ra các lý do hạn chế về cơ sở hạ tầng để không đầu tư vào Việt Nam. Đó là những tồn tại thiếu hụt trong việc phát triển cơ sở hạ tầng then chốt, đặc biệt là những con đường nối các tỉnh, thành, kể cả các cây cầu, cũng như các con đường tiếp cận các cảng biển có vị trí chiến lược và các cơ sở hạ tầng trên đất liền. Những hạn chế về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đang đe doạ tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi mà Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ về vấn đề cơ sở hạ tầng thì Việt Nam đã bị tụt hậu.

Những yếu kém về giao thông vận tải làm tăng chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp vì theo các doanh nghiệp, hiện nay chi phí vận chuyển của Việt Nam tính theo % của GDP vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực. Có thể thấy điều này khá rõ khi chi phí này ở Indonesia và Malaysia là 13% GDP, ở Trung Quốc là 18%, còn ở Việt Nam là 25% GDP.

Ông Neilsen Peter-Smidt, thành viên nhóm công tác Cảng biển của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam nêu ý kiến: “Có rất nhiều lý do khiến chi phí vận chuyển ở Việt Nam cao nhưng rõ ràng là cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp như nạn tắc đường, thời gian chờ đợi kéo dài, thiếu minh bạch và tính dự báo trong chuỗi cung ứng, phương tiện vận chuyển trên bộ đã cũ, không hiệu quả, không tuân thủ các quy định về hạn chế trọng lượng vận tải cũng dẫn đến chi phí hoạt động cao hơn và kém an toàn”.

Nhằm giải quyết những vướng mắc này, theo gợi ý của ông Brian O’Reilly, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Australia: “Việt Nam cần chú ý đến hình thức đối tác công - tư. Mô hình đối tác công tư bao gồm thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ góp phần quan trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Nhằm giải quyết phần nào những vấn đề này, cần cải thiện những thủ tục hành chính, đặc biệt là trong các dự án và hợp đồng”.

Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng tiếp cận đến các dịch vụ cơ sở hạ tầng trong hơn 20 năm qua, nhưng còn rất nhiều việc phải làm để có thể nâng cao năng lực cạnh

tranh, tháo gỡ những “nút thắt” của nền kinh tế. “Các chính sách và thể chế trước đây thành công nhưng so với tình hình bây giờ cần phải được điều chỉnh vì sự phát triển của Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định.

Theo nhiều khảo sát quốc tế nhận định, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu phát triển nhưng những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Thực tế, chính những tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng hiện được xem là vấn đề lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đất nước. Vượt qua những rào cản cơ sở hạ tầng này, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khả quan và bền vững, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đã đề ra cho những thập niên sắp tới.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w