Tình hình thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam (Trang 56 - 61)

- Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá

3.2.1.Tình hình thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty

3.2.Thực trạng thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam

3.2.1.Tình hình thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty

Hồ sơ pháp lý công ty yêu cầu khi tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp

+ Các hồ sơ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp:

Quyết định thành lập doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký thuế (MST).

Các quyết định, công văn, văn bản liên quan đến mô hình hoạt động của DN. Các văn bản liên quan để cổ phần hóa doanh nghiệp.

+ Các tài liệu liên quan để tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp:

Bảng cân đối kế toán thời điểm thẩm định giá.

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thời điểm thẩm định giá. Bảng lưu chuyển tiền tệ.

Bảng cân đối tài khoản thời điểm thẩm định giá.

Phương án sản xuất kinh doanh của DN trong 1-5 năm (nếu có). Các bảng đối chiếu các tài khoản:

- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Các khoản đầu tư ngắn và dài hạn. - Các khoản phải thu, phải trả. - Hàng tồn kho, công cụ dụng cụ. - Các khoản vay ngắn và dài hạn. - Chênh lệch tỷ giá trong thanh toán.

Bảng kê chi tiết tài sản cố định tại thời điểm thẩm định giá. Các văn bản pháp lý khác liên quan đến cổ phần hoá.

Các thông tin về DN như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing (gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và khuyến mãi) trong thời gian 5 năm tới...

Tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản (bất động sản và động sản) của DN

Ngoài ra hồ sơ thẩm định giá còn các loại giấy tờ sau: Hợp đồng thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá.

Kết quả hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty

Thế mạnh của Công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam chính là lĩnh vực thẩm định giá máy móc thiết bị, số lượng hồ sơ thẩm định về máy móc chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là lĩnh vực thẩm định giá trị doanh nghiệp của công ty không bằng các công ty thẩm định giá khác. Theo thông tin tổng hợp từ sổ hồ sơ, với những nổ lực của toàn công ty, kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã hoàn thành hơn 12 hồ sơ về thẩm định giá trị doanh nghiệp tiêu biểu như Tổng công ty khí Việt Nam – Tập đoàn dầu khí Việt Nam, công ty cổ phần thương nghiệp Cà Mau, công ty cấp thoát nước Khánh Hòa, công ty Nam Phát, công ty cổ phần thương mại sản xuất và dịch vụ tổng hợp,…. Năm 2010 công ty có 4 hồ sơ về thẩm định giá doanh nghiệp, trong đó có 2 hồ sơ là xác định giá trị doanh nghiệp để tham khảo, 2 hồ sơ thẩm định cho mục đích cổ phần hóa. So với tổng số lượng hồ sơ thì thẩm định giá trị doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,7%. Mặc dù vậy những hợp đồng về thẩm định giá doanh nghiệp lại mang đến cho công ty nguồn doanh thu lớn, góp phần vào sự tăng trưởng của công ty, giúp công ty cải thiện tình hình tài chính và có thể nâng cao năng lực chuyên môn của các nhân viên.

Qua quá trình tìm hiểu, công tác thực hiện việc thẩm định đã theo đúng quy trình và tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Khi thực hiện một hồ sơ thẩm định, cán bộ thẩm định nghiên cứu rất kĩ và tuân thủ từng bước, phân định rạch ròi từng bước, bắt tay vào công việc một cách khoa học, nhanh nhạy, từ đó mà thông tin được thu thập tương đối nhanh và đầy đủ. Làm cho việc áp dụng phương pháp thẩm định được thuận lợi hơn, dẫn đến kết quả thẩm định sát thực hơn, quá trình thẩm định cũng đã được sự theo dõi thường xuyên, sự đánh giá

gắt gao, sự góp ý bởi những người đã có nhiều kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.

Phương pháp mà công ty sử dụng khi thẩm định giá trị doanh nghiệp: có 2 phương pháp được sử dụng, đó là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu theo tiêu chuẩn của Bộ tài chính. Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp tài sản, còn phương pháp dòng tiền chiết khấu ít được sử dụng vì có nhiều hạn chế, khó áp dụng vào thực tế tại Việt Nam.

Đối với phương pháp tài sản: Thực hiện liệt kê các tài sản hữu hình, định giá tài sản hữu hình theo giá thị trường. Trong đó, các tài sản của doanh nghiệp bao gồm những tài sản như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, công trình xây dựng, văn phòng. Tổ thẩm định giá đã nêu rõ những đặc điểm của tài sản như nguồn gốc, xuất xứ, công suất,…Đa số những tài sản đã qua sử dụng nên cán bộ thẩm định phải đánh giá chất lượng còn lại. Việc đánh giá chất lượng còn lại dựa vào bảng tỷ lệ hao mòn của tài sản và phần lớn dựa vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định là chính.

Đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu, qua nghiên cứu báo cáo thẩm định giá của công ty, thì do các doanh nghiệp cần thẩm định đa số là những doanh nghiệp hoạt động, các tài sản tạo nên giá trị doanh nghiệp chủ yếu là các tài sản hữu hình hiện có của doanh nghiệp. Vì thế tôi không có cơ hội để tiếp cận được một báo cáo thẩm định giá trị doanh nghiệp có sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Tuy nhiên, qua trao đổi với các chuyên viên thẩm định và sự tìm hiểu về vấn đề này tại công ty, tôi nhận thấy các cán bộ thẩm định viên và chuyên viên thẩm định hoàn toàn có khả năng tiếp cận phương pháp dòng tiền chiết khấu để thẩm định giá trị doanh nghiệp. Song theo ý kiến của các cán bộ thẩm định, cái khó trong phương pháp này là việc xác định tỷ suất chiết khấu. Nguyên nhân là do ở Việt Nam, khung pháp lý để quản lý hoạt động của doanh nghiệp còn có những lỗ hổng dẫn đến thông tin còn chưa minh bạch, độ tin cậy thấp. Mặc dù tìm ra được tỷ suất chiết khấu nhưng tính sát thực chưa cao dẫn đến kết quả thẩm định có thể sai lệch so với giá trị thực tế của doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc tiếp cận phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty còn phụ thuộc vào các yếu tố của doanh nghiệp cần thẩm định như loại

hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, đối với các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất thì sử dụng phương pháp tài sản, còn những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Khi thẩm định giá trị doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp có tính đến lợi thế kinh doanh thì nhân viên thẩm định thường sử dụng hai phương pháp tính giá trị lợi thế kinh doanh đó là xác định theo tỷ suất lợi nhuận, lãi suất trái phiếu chính phủ và xác định dựa trên trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu (Cách thức xác định theo hai phương pháp trên được trình bày cụ thể ở phần phụ lục 1). Theo ý kiến của các thẩm định viên và chuyên viên thẩm định thì việc xác định giá trị vô hình là rất khó, nó đòi hỏi thông tin và tài liệu phải được cung cấp đầy đủ từ khách hàng, đòi hỏi phải có thời gian để thu thập và xử lý thông tin. Để có nguồn thông tin và dữ liệu đầy đủ, độ tin cậy cao thì cần phải có kinh phí thực hiện việc thu thập. Ngoài ra, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp còn phụ thuộc vào quan niệm của khách hàng có muốn xác định them giá trị vô hình hay không.

Đó là những vấn đề thực trạng thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam mà tôi đã tìm hiểu. Phần tiếp theo, tôi xin có những đánh giá nhận xét về thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty.

3.2.2. Ưu điểm

Với những cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên, công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam đã và đang từng bước nâng cao uy tín đối với khách hàng, khẳng định vị thế của mình trong ngành thẩm định giá tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty còn có những ưu điểm đáng chú ý trong lĩnh vực thẩm định giá trị doanh nghiệp.

Thứ nhất là về nguồn nhân lực: Như đã nói ( phần 2.2.2.3), nguồn nhân lực là thế mạnh của công ty, đa số nhân viên còn rất trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Nhân viên được tốt nghiệp từ các trường với sự đào tạo bài bản về lĩnh vực thẩm định giá, ngoài ra còn có các ngành nghề khác như xây dựng, kĩ thuật nên trong quá trình thẩm định giá doanh nghiệp sẽ có sự hỗ trợ nhau rất nhiều làm cho việc thẩm định nhanh hơn, chính

xác hơn. Bời vì trong thẩm định giá doanh nghiệp ngoài sự hiểu biết về lĩnh vực kinh tế, tài chính doanh nghiệp thì còn bao gồm cả các loại tài sản hữu hình như máy móc, nhà xưởng, và cả công trình xây dựng phòng ốc…. Ngoài ra, cán bộ nhân viên của công ty luôn có trong mình ngọn lữa đam mê, yêu nghề và khát vọng vươn lên không ngừng để nâng cao tầm hiểu biết, nâng cao kĩ năng trong hoạt động thẩm định giá. Đội ngũ nhân viên chính là tài sản vô giá của công ty. Bên cạnh đội ngũ nhân viên chính là ban lãnh đạo, họ là những chuyên gia về thẩm định giá, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế. Điển hình là thầy Kim Ngọc Đạt, anh Hồ Đắc Hiếu, anh Lê Xuân Vinh,… đã có thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực thẩm định giá. Không những thế họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong việc xây dựng và tạo mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài công ty.

Thứ hai là năng lực chuyên môn: Về thẩm định giá doanh nghiệp, công ty nắm trong tay những chuyên gia về lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp, có trình độ cao trong việc phân tích tài chính, am hiểu tường tận các báo cáo tài chính. Họ cũng đã từng giữ những vị trí quan trọng ở trung tâm thẩm định giá thuộc Bộ tài chính. Điển hình là anh Lê Xuân Vinh đã từng là phó trưởng phòng thẩm định giá doanh nghiệp. Hiện công ty có 5 người đã được cấp thẻ thẩm định viên, trình độ nhân viên chủ yếu từ cao đẳng trở lên, trong đó trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn (62.5%), tỷ lệ sau đại học 17.5% . Đối với một công ty, tỷ lệ sau đại học như thế là rất cao. Điều đó đã tạo sự tin tưởng cho khách hàng về chất lượng thẩm định giá, góp phần nâng cao uy tín của công ty. không chỉ trong thẩm định giá doanh nghiệp mà còn trong thẩm định các loại tài sản khác nữa.

Khi thẩm định giá doanh nghiệp, các chuyên viên đã mô tả chi tiết, phân tích tương đối tỉ mĩ các loại hình tài sản của doanh nghiệp để đưa ra phương pháp thẩm định phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba là những hướng đi và mục tiêu: Công ty luôn có những hướng đi và mục tiêu rõ ràng với phương châm hoạt động “Chất lượng – Chuyên nghiệp – Chính xác”. Đối với ban lãnh đạo, thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện định kỳ, thảo luận các vấn đề liên quan đến ngành thẩm định giá, đặc biệt lưu tâm tới những vấn đề tài chính doanh nghiệp, vấn đề kinh tế và những tác động

tới giá trị doanh nghiệp nhằm nâng cao tính chính xác khi thẩm định giá doanh nghiệp. Công ty luôn đề cao tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tính sáng tạo và cẩn thận, tỉ mĩ trong công việc. Đối với nhân viên, luôn có ý thức học hỏi, không ngừng nâng cao tầm hiểu biết, luôn cập nhật thêm thông tin, xây dựng nguồn dữ liệu để đảm bảo tính chính xác cho quá trình thẩm định. Công ty đã mở rộng mối quan hệ hợp tác với các công ty khác và gia nhập hội thẩm định giá Việt Nam cũng chính là điều kiện thuận lợi cho sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam nói chung và ở công ty nói riêng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam (Trang 56 - 61)