- Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá
b) Những vấn đề tồn tạ
3.1.1. Những thành quả đã đạt được
Thẩm định giá trị doanh nghiệp là một mảng của ngành thẩm định giá và nó đồng hành với sự phát triển của ngành thẩm định giá. Song thẩm định giá trị doanh nghiệp là một mảng khó, sự phát triển của nó sẽ tác động rất lớn đối với sự phát triền của ngành thẩm định giá nói chung. Trên thế giới có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp (XĐGTDN), nhưng thực tế hiện tại ở Việt
Nam có 2 phương pháp chủ yếu thường được các tổ chức định giá sử dụng là: phương pháp XĐGTDN theo giá trị tài sản (Phương pháp tài sản) và phương pháp XĐGTDN theo dòng tiền chiết khấu (Phương pháp dòng tiền chiết khấu). Thực chất đây là 2 phương pháp do Bộ tài chính ban hành dùng để XĐGTDN đối với các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang hình thức Cty cổ phần. Tuy nhiên, khi định giá các hình thức doanh nghiệp khác cũng thường được nhiều người vận dụng. Ngoài ra có tính thêm phần giá trị lợi thế khác như: lợi thế quyền thuê tài sản, lợi thế bản quyền... Đối với cả 2 phương pháp XĐGTDN nêu trên thì khi áp dụng, yếu tố cơ sở để thực hiện trước tiên phải là hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, các văn bản liên quan đến công tác chuyển đổi hình thức doanh nghiệp và số liệu trên báo cáo tài chính (BCTC), sổ kế toán của doanh nghiệp. Theo phương pháp tài sản thì giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm XĐGTDN (ngoại trừ các tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản thuê mượn, công nợ không có khả năng thu hồi...). Theo đó khi đánh giá, cơ sở quan trọng của phương pháp này là dựa vào số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê và phân loại thực tế, tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá trị thực tế trên thị trường của tài sản, ngoài ra còn tính đến giá trị quyền sử dụng đất hoặc khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo phương pháp dòng tiền chiết khấu thì giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Theo đó, cơ sở chủ yếu để thực hiện phương pháp này là phụ thuộc vào BCTC của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi XĐGTDN, phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ 3 đến 5 năm sau khi chuyển đổi thành Cty cổ phần, lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm XĐGTDN và giá trị quyền sử dụng đất đã được giao.
Như ta đã biết ngành thẩm định giá ở Việt Nam là một ngành mới và đang dần phát triển mạnh những năm gần đây. Hoạt động thẩm định giá bắt đầu xuất hiện từ năm 1997, mới đầu cả nước có 2 trung tâm Thẩm định giá tài sản được thành lập theo quyết định của Trưởng Ban vật giá Chính phủ là: Trung tâm Thẩm định giá Việt Nam và Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam.
Giai đoạn 2003 đến 2005, Trung ương có 2 Trung tâm Thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính có khoảng 20 thẩm định viên được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp thẻ thẩm định viên về giá. Hoạt động của 2 trung tâm chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Tài sản Nhà nước phải thẩm định giá; xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hóa; xác định giá trị tài sản theo yêu cầu của khách hàng. Ở địa phương, cả nước có 34 trung tâm Thẩm định giá trực thuộc Sở Tài chính; nhiệm vụ chủ yếu của các trung tâm này là thẩm định giá tài sản Nhà nước phải thẩm định giá, tài sản theo yêu cầu của khách hàng. Trong thời kỳ 2003- 2005, tham gia thị trường thẩm định giá, ngoài các trung tâm thẩm định giá, còn có trên 40 công ty kiểm toán, kế toán trong nước và 5 công ty kiểm toán, kế toán nước ngoài làm nhiệm vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa… các công ty này có chức năng thẩm định giá, bên cạnh chức năng kế toán là chủ yếu. Trên thực tế, 80% hồ sơ thẩm định giá của các công ty kế toán và kiểm toán là xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa (dựa trên hành lang pháp lý là Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Thông tư số 126/TT-BTC. Giai đoạn từ 2005 đến nay, thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thẩm định giá; Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thẩm định giá hoạt động thẩm định giá đã được tăng cường cả về chất lượng đào tạo, số lượng thẩm định viên, số lượng các tổ chức tham gia thị trường thẩm định giá. Ngoài ra, còn có các tổ chức định giá xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phẩn hóa theo quy định của Nghị định 109/2007/NĐ- CP về Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động của các công ty thẩm định giá giai đoạn này rất đa dạng, phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Qua hơn 10 năm hoạt động, ngành thẩm định giá đã gia tăng cả về chất lượng và số lượng, điều đó phù hợp với nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Các trung tâm thẩm định giá đã chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Hiện tại năm 2010, Việt Nam có khoảng 52 công ty có tư cách pháp nhân được hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản. Trình độ của thẩm định viên về giá đã được nâng cao do được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá một cách cơ bản, thường xuyên được
cập nhật các kiến thức mới về thẩm định giá, về các quy định của Nhà nước về thẩm định giá. Hoạt động thẩm định giá của thẩm định viên, của các doanh nghiệp thẩm định giá đã tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá, hệ thống tiêu chuẩn của Bộ tài chính. Thị trường về thẩm định giá có tốc độ tăng rất nhanh về nhu cầu tài sản thẩm định giá theo yêu cầu xã hội và đòi hỏi về thẩm định giá rất lớn, vì vậy xã hội phải nhanh chóng tăng cả về số lượng thẩm định viên, số lượng doanh nghiệp thẩm định giá và chất lượng của hoạt động thẩm định giá. Đây là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp thẩm định giá đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, sự cạnh tranh về hoạt động thẩm định giá là rất lớn, điều đó thúc đẩy các công ty thẩm định giá bắt tay vào cuộc chạy đua về chất lượng, trình độ, năng lực chuyên môn của các chuyên viên thẩm định và thẩm định viên.
Từ sự phát triển của ngành thẩm định giá, thẩm định giá trị doanh nghiệp càng được chú trọng và cải thiện. Thẩm định giá trị doanh nghiệp dần dần được nâng cao về chất lượng, kết quả thẩm định cũng xác thực hơn, tạo uy tín đối với các công ty. Việc đào tạo thẩm định viên đã có chiều hướng sát thực trong thẩm định giá trị doanh nghiệp, trang bị cho các học viên những kiến thức cần thiết về khả năng am hiểu trong lĩnh vực kinh tế, phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đào tạo cũng đã đề cập đến giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, đây là loại tài sản đóng góp rất lớn vào tổng giá trị doanh nghiệp.
Với những kết quả đạt được cùng sự nổ lực không ngừng của các cá nhân, tổ chức thẩm định giá đã và đang dần dần từng bước nâng cao vị thế của