Tình hình chung về kinh doanh thẻ của Việt Nam trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu Taichinh (23) (Trang 34 - 37)

vừa qua

Về lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng

Trong năm 2002 ở Việt Nam chỉ có 3 ngân hàng được chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế, đó là Vietcombank, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank. Vietcombank là ngân hàng duy nhất trên thị trường phát hành cả 3 thương hiệu thẻ quốc tế hàng đầu thế giới: American Express, Visa và MasterCard. Riêng về thẻ American Express, Vietcombank được độc quyền phát hành. Ngân hàng TMCP Á Châu ACB phát hành 2 loại thẻ là Visa và MasterCard còn Eximbank chỉ phát hành MasterCard, tổng số thẻ phát hành tính đến cuối 2002 cả nước là hơn 45 nghìn thẻ, Vietcombank có trên 10 nghìn thẻ chiếm 40% thị phần, ACB có khoảng 25 nghìn thẻ chiếm 25% thị phần và Eximbank có khoảng hơn 2 nghìn thẻ chiếm 5% thị phần thẻ tín dụng quốc tế.

Chỉ trong vòng 7 năm từ 2002 – 2008 trên thị trường thẻ Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ, có 20 ngân hàng thương mại phát hành thẻ nội địa trong đó có 8 ngân hàng thương mại phát hành thẻ quốc tế, số lượng thẻ phát hành xấp xỉ 4 triệu thẻ (trong đó thẻ nội địa là 3.5 triệu, thẻ quốc tế là 0.5 triệu) Để gia tăng thêm các tiện ích và phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng trong giai đoạn vừa qua các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã không ngừng đưa ra thị trường nhiều sản phẩm thẻ với các

tiện ích khác nhau: Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB-ATM. Ngay lập tức các ngân hàng thương mại khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như CashCard tiếp theo là ATM GoldCard, ATM S-Card của Incombank, thẻ vạn dặm của ngân hàng BIDV, thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á, thẻ FastAccess của ngân hàng Kỹ thương, SaigonBankCard của NHTMCP Sài Gòn Công Thương, ACB e-card, Citimard của ACB, VIB Value Card của ngân hàng TMCP Quốc tế, ATM Lucky của ngân hàng Phương Đông… từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ VNĐ, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, Connect 24 dần được trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp hành thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM. Với việc bùng nổ của các sản phẩm thẻ trong các ngân hàng thương mại vừa qua từ 1998 – tháng 9 năm 2007 chúng ta đã thấy số lượng thẻ phát hành và doanh số dùng thẻ tín dụng quốc tế, thẻ thanh toán tín dụng quốc tế đã tăng một cách đột biến.

Về hoạt động thanh toán thẻ quốc tế

Có tổng cộng trên 10 ngân hàng tham gia vào thanh toán thẻ quốc tế trên thị trường Việt Nam hiện nay, với số lượng ngân hàng như vậy sự cạnh tranh diễn ra tương đối gay gắt. hai ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực này vẫn là Vietcombank và UOB (United Oversea Bank) hiện nay chỉ có Vietcombank là ngân hàng duy nhất thực hiện thanh toán cả 5 loại thẻ tín dụng trên thế giới là Visa, MasterCard, JCB, American Express và DinnerClub. Ngân hàng UOB thanh toán 4 loại thẻ quốc tế thông dụng trừ American Express do Vietcombank là ngân hàng độc quyền kinh doanh thẻ Amex trên thị trường Việt Nam. Các ngân hàng còn lại chỉ thanh toán 2 hoặc 3 loại thẻ Visa, MasterCard và JCB. Riêng IndoVinaBank chỉ có thanh toán thẻ DinnerClub. So với Vietcombank các ngân hàng nước ngoài và các NHTMCP có lợi thế hơn trong lĩnh vực thanh toán do họ có điều kiện phát huy chính sách linh hoạt, sẵn sàng trích thưởng và chi hoa hồng cho các đơn vị chấp nhận thẻ và triển khai các chương trình khuyến mại và giảm giá cho khách hàng sử dụng thẻ. Thêm vào đó họ có đội

ngũ cán bộ marketing có quan hệ tốt với các đơn vị chấp nhận thẻ và có những cách giải quyết hợp lý và nhanh chóng với khách hàng, tạo uy tín rất lớn cho mối quan hệ giữa ngân hàng và đơn vị chấp nhận thẻ.

Về hệ thống giao dịch tự động (ATM):

Trong những thời gian đầu hình thẻ thị trường thẻ tại Việt Nam, hệ thống thanh toán thẻ mang tính cục bộ do ngân hàng nào phát hành thì chỉ có thể sử dụng ATM của ngân hàng đó. Nhưng để giảm tiện về chi phí và tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng, trong 5 năm trở lại đây tại Việt Nam đã hình thành liên minh thẻ cho phép hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng trong cùng liên minh được kết nối với nhau. Hiện nay có 3 liên minh thẻ lớn:

 Liên minh thứ nhất gồm: Agribank, ICB, BIDV, ACB, EAB, Sacombank và công ty điện toán và truyền số liệu VDC. Liên minh này hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và có tên Banknetvn.

 Liên minh thứ hai gồm: Ngân hàng Đông Á và ngân hàng Sài Gòn hoạt động theo hình thức song phương giữa các ngân hàng.

 Liên minh thứ ba là liên minh hoạt động sớm nhất và tỏ ra là hoạt động có hiệu quả nhất có tới 18 ngân hàng do Vietcombank đứng đầu. Liên minh này tồn tại theo tính chất hiệp hội liên kết cùng phát triển. Nhờ vậy trong 10 năm vừa qua số lượng các máy ATM đã tăng một cách nhanh chóng. 10 ngân hàng có số lượng máy ATM lớn nhất theo hiệp hội ngân hàng gồm các ngân hàng sau: Vietcombank đứng đầu với 890 máy, ngân hàng đầu tư và phát triển (VIDB) 682 máy, NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank) 621 máy, ngân hàng công thương (Incombank) 492 máy, ngân hàng Đông Á 595 máy, ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) 178 máy, ngân hàng kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 156 máy, ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VIB) 118 máy, ngân hàng Á Châu (ACB) 102 máy, ngân hàng TMCP Quân đội 90 máy.

Về dịch vụ cung cấp qua thẻ:

Trong năm 2007 bằng việc chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng thị trường của mình với

khách hàng là các tổ chức quốc tế. Một yêu cầu bức thiết được đặt ra chính là những tiện ích và các phương thức thanh toán nhanh chóng hiện đại mà thẻ của ngân hàng đó mang lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Các hình thức và tính năng của thẻ thường được sử dụng rộng rãi hiện nay với nhiều tính năng hấp dẫn như: “chi tiêu trước trả tiển sau” có thể thanh toán toàn bộ hay một phần khoản hạn mức khi đến hạn thanh toán hoặc thời hạn miễn lãi từ 15 – 45 ngày, không tính lãi nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ vào trước ngày thanh toán, mức phí phát hành, phí thường niên thấp, đồng thời sự xúc tiến mở rộng thị phần của các ngân hàng Việt Nam và các tổ chức thẻ quốc tế đang thực hiện dự kiến trong thời gian tới. Số lượng thẻ và đối tượng khách hàng sẽ gia tăng một cách đột biến.

Nhằm tối ưu hóa công dụng của thẻ, nhiều ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm thẻ liên kết, thẻ đa năng. Thẻ đa năng vừa là thẻ ghi nợ, cũng vừa là thẻ tín dụng giúp khách hàng thuận tiện trong việc thanh toán, còn ngân hàng tiết kiệm được chi phí phát hành thẻ. Đây là một bước đột phá mới trong công nghệ thanh toán. Hiện nay nước ta có EAB, ngân hàng Sài Gòn phát hành loại thẻ này. Với việc sử dụng đồng bộ các công nghệ thanh toán hiện đại đã giúp các ngân hàng có thể phối hợp cùng với các tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ trong việc thanh toán của khách hàng. Ví dụ: khách hàng có thể thanh toán tiền điện thoại qua máy ATM, thanh toán chi tiêu trong gia đình (tiền điện, tiền nước) – Techcombank, Đông Á, thanh toán taxi của ACB, thanh toán phí bảo hiểm của Vietcombank. Đặc biệt đối với ATM của ngân hàng Đông Á, khách hàng có thể vừa gửi và rút tiền tại chính cột rút tiền của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Taichinh (23) (Trang 34 - 37)