Về tình hình thị trường thời gian tới:

Một phần của tài liệu Taichinh (10) (Trang 75 - 77)

III- ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG:

8 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

1.2. Về tình hình thị trường thời gian tới:

Trong vấn đề phát triển của các doanh nghiệp, nhất là các DNTM thì có được thị trường ổn định là mong ước của tất cả các doanh nghiệp. Chính vì thế Công ty rất chú trọng đến công tác thị trường vì có được một thị trường tiêu thụ là đã góp phần ổn định cho kế hoạch sản xuất để xuất khẩu trong năm. Công ty đã xây dựng được một mạng lưới thương nhân nước ngoài, có độ tin cậy với phương châm bình đẳng hai bên cùng có lợi và chiếu cố lẫn nhau. Chính nhờ quan tâm và lưu ý đến vấn đề này mà trong những năm này, Công ty đã có và ổn định được ngay từ đầu năm thị trường tiêu thụ và trên cơ sở đó Công ty dồn sức cho khâu chuẩn bị vật tư cũng như mạng lưới thương nhân chí cốt và Công ty đã gỡ dược nhiều thế bí, giải quyết được nhiều trở ngại phát sinh. Hoạt động tài chính của Công ty thực hiện một phần lớn ở phòng kế toán của Công ty. Do vậy hàng năm công tác tài chính và hạch toán kế toán luôn được thực hiện tốt, đúng chính sách làm cơ sở cho hoạt động tài chính. Công ty đã thực hiện giao kế hoạch XNK cho từng phòng và mỗi một phòng đều lên một bảng dự toán tài chính cho năm tới. Nhờ đó tại phòng kế toán đã phân tích được phí cho từng phòng, từng mặt hàng, từng phương thức kinh doanh nên việc quản lý chi phí chặt chẽ hơn cũng như tính toán được hiệu quả kinh doanh dễ dàng hơn.

Để có được những đề xuất mang tính chất thực tiễn, phù hợp với Công ty trong tương lai, chúng ta cần phải có một số dự tính trước về sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của Công ty.

Đầu tiên là những nhận định về cơ chế chính sách của Nhà nước trong những năm tới. Nhà nước quyết tâm tiếp tục thực hiện những chính sách đổi mới kinh tế với các mục tiêu tụ thể về tăng trưởng GDP (9%), xuất khẩu tăng 25- 26%, nhập khẩu tăng 18% ... để thực hiện những mục tiêu đó, Nhà nước đã đề ra 6 chương trình cải cách trong đó có liên quan đến SXKD của Công ty là:

+ Tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước với nội dung chính là cổ phần hoá các DNNN.

+ Cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng

+ Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản.

+ Kiềm chế gắt gao nhập khẩu, nhất là đối với các mặt hàng không được coi là thiết yếu hoặc hàng trong nước sản xuất được.

Qua những chính sách này, ta có thể thấy được xu hướng thiết chặt quản lý hơn của Nhà nước trong những năm tới đây. Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát buôn lậu và gian lận thương mại, đẩy mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài, kích cầu nội địa ... cũng đang được tiến hành.

Bối cảnh chung của khu vực và thế giới là đều có khó khăn. Sau khủng hoảng kinh tế, nhiều nước đang phải dốc toàn lực để phục hồi. Do vậy, những nỗ lực hiện nay chỉ giúp giảm đi những khó khăn mà chưa thể tạo ra những thuận lợi và cơ hội mới cho nền kinh tế trong nước nói chung và Công ty nói riêng.

Thị trường ngoại (chủ yếu là thị trường khu vực) bị ảnh hưởng nặng nề sau khủng hoảng tiền tệ đã thu hẹp lại nên hàng xuất khẩu của ta khó cạnh tranh về giá thành xuất khẩu trong khi hàng nhập giá thấp có nguy cơ thẩm lậu vào thị trường Việt Nam nếu ta không kiểm soát tốt. Mặt khác, thị trường nội do chính sách mở rộng xuất khẩu làm cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào KDXK hơn, một số doanh nghiệp khác trong năm 2000 bị thiếu việc làm cũng tìm thời cơ quay lại thị trường cạnh tranh nên Công ty sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt.

* Dự toán nhu cầu tài chính của Công ty năm 2001:

Đối với các DNTM nói chung và Công ty Thương mại dịch vụ & xây dựng Hải Phòng nói riêng thì việc ước tính, dự toán nhu cầu vốn cho năm kế hoạch là đề ra một kế hoạch để mọi người cùng tham gia thực hiện mà còn là một định

hướng phát triển của Công ty, thể hiện ý chí phấn đấu của người lãnh đạo và toàn thể các thành viên của Công ty. Trên cơ sở lý thuyết của phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được trình bày ở phần I, bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2000, cộng với chỉ tiêu doanh thu kế hoạch đặt ra cho năm 2001 của Công ty, ta có thể tính toán được nhu cầu tài chính trong năm 2001 để từ đó xây dựng được kế hoạch huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh năm 2001.

Các khoản mục được tính đến trong phương pháp này chỉ là các khoản mục có thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu. Bên phần tài sản gồm:

- Vốn bằng tiền - Các khoản phải thu - Hàng tồn kho - TSLĐ khác

Các chỉ tiêu phần nguồn vốn gồm: - Phải trả cho người bán

- Người mua trả tiền trước - Các khoản phải nộp - Thanh toán với BCNV

- Phải trả khác

Một phần của tài liệu Taichinh (10) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w