Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Một phần của tài liệu Taichinh (10) (Trang 27 - 31)

Vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động liên tục. Do đó đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng.

* Đánh giá chung tốc độ luân chuyển

Phân tích chung tốc độ luân chuyển VLĐ là để xem xét đánh giá sự biến động chỉ tiêu số ngày của 1 vòng quay vốn trong kỳ sản xuất kinh doanh và mức đảm nhiệm của vốn lưu động. Để làm việc này cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của kỳ phân tích với kỳ gốc.

- Chỉ tiêu kỳ luân chuyển BQ (số ngày trung bình của 1 vòng luân chuyển) Kỳ luân chuyển BQ = Số ngày của

kỳ phân tích

x Vốn lưu động BQ trong kỳ Doanh thu thuần

Nếu kỳ phân tích là 1 năm thì

Kỳ luân chuyển BQ = 360 (ngày / vòng)

Số vòng quay của VLĐ

- Hệ số đảm nhận của vốn lưu động (Mđ) chỉ rõ để có 100 đồng doanh thu thuần phải sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ.

Mđ = VLĐ bình quân trong kỳ x 100 Doanh thu thuần

Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp có nghĩa là sử dụng các biện pháp tổ chức, kỹ thuật làm tăng nhanh vòng quay VLĐ, giảm số ngày luân chuyển bình quân tiết kiệm tương đối vốn lưu động và nâng cao doanh lợi VLĐ.

* Xác định nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển VLĐ

Thường sử dụng phương pháp loại trừ để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn chỉ tiêu thời gian của 1 vòng luân

chuyển tăng lên hay giảm đi do ảnh hưởng của số VLĐ bình quân và tổng số doanh thu thuần của kỳ phân tích tăng lên hay giảm đi.

Sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển ta sẽ tính được số vốn lưu động tiết kiệm được hay lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn thay đổi theo công thức.

Số VLĐ tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do thay đổi tốc độ luân chuyển

= Doanh thu thuần kỳ phân tích x At Thời gian kỳ phân tích

At: Thời gian của một vòng luân chuyển kỳ phân tích - Thời gian của một vòng luân chuyển kỳ gốc.

2.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh:

* Phân tích khả năng sinh lợi của vốn

Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh của vốn dưới góc độ sử dụng tổng tài sản, TSCĐ, TSLĐ người quản lý cũng cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền lợi ích của họ cả về hiệu tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi vốn người ra so sánh các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. Cách tính như sau:

HS doanh lợi vốn kinh doanh = Lợi nhuận Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao.

- Chỉ tiêu hệ số doanh lợi doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận, hệ số càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao.

Doanh thu thuần

- Chỉ tiêu suất hao phí vốn: Là chỉ tiêu phản ánh để có 1 đồng lợi nhuận thuần thì doanh nghiệp phải hao phí mấy đồng vốn. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao.

Suất hao phí của vốn = Vốn kinh doanh Lợi nhuận

* Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn doanh nghiệp nói chung. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được xác định bằng công thức sau:

HS doanh lợi vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu

Tóm lại: Quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp kết thúc sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, và đánh giá chính xác thực trạng tiềm năng của doanh nghiệp. Những thông tin này không chỉ là mối quan tâm của chủ doanh nghiệp trong việc quản trị doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đặc biệt tới những người, những nhà đầu tư có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp. Tuy mỗi người đều có mối quan tâm, cách tiếp cận và khai thác thông tin không giống nhau. Vì vậy tuỳ thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu mà có thể giảm bớt hoặc phân tích sâu thêm vào những chỉ tiêu, những tỷ suất có liên quan. Song những thông tin thu được thông qua quá trình phân tích này cũng đã cung cấp những đánh giá khái quát nhất và sát thực, phù hợp nhằm ra quyết định.

CHƯƠNG II

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Taichinh (10) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w