II. Các giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng giảm nghèo tại Việt Nam
b. Ngƣời thực hiện giải pháp
Các cấp chính quyền có trách nhiệm chính trong việc tiến hành hỗ trợ giáo dục cho người nghèo vì đây là những lĩnh vực tư nhân không muốn, hoặc không có khả năng tham gia.
Các chính quyền địa phương phải có trách nhiệm cung cấp thông tin thị trường chính xác, kịp thời và thường xuyên cập nhật cho người nông dân.
3.2.3. Xây dựng và phát triển hệ thống đƣờng giao thông ở nông thôn a. Nội dung giải pháp a. Nội dung giải pháp
Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông ở nông thôn là một việc làm cần thiết và có tác dụng cải thiện điều kiện vật chất ban đầu ở vùng nông thôn, giảm bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị về điều kiện và cơ hội phát triển kinh tế.
Trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cần đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống đường giao thông về các vùng nông thôn nhằm tăng khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng của người dân.( Khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng của người nông dân vẫn còn thấp khi mà khoảng cách trung bình từ thôn/ấp không có đường ôtô đến đường ôtô gần nhất lên tới 4.6km.[1, trang 265]). Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp, vận chuyển và tiêu thụ nông sản sản xuất ra ; nhờ đó tăng khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ,
http://svnckh.com.vn 52
bớt phụ thuộc vào một vài nhà thu mua nhất đinh, và giảm thiệt thòi khi tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản.
Hiệu quả sử dụng hệ thống đường giao thông ở nông thôn Việt Nam chưa cao. Mặc dù 96.3% số xã có đường ôtô đến tận ủy ban nhân dân xã, nhưng chỉ có 77.5% số thôn/ấp là có đường ôtô sử dụng được trong cả năm.Hơn nữa, tỷ lệ đường ôtô làm bằng bêtông còn thấp, chỉ là 34.4%, còn lại là đường chất lượng thấp làm bằng nhựa đường thường, sỏi đá và đường đất. [1, trang 265]. Chính vì vậy, không phải chỉ phát triển về số lượng mà còn cần phải đảm bảo chất lượng hệ thống đường giao thông mới xây dựng và nâng cấp chất lượng những tuyến đường đã đi vào sử dụng bằng các biện pháp :
- Tăng cường giám sát và thẩm định chất lượng xây dựng một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch. Xử lý nghiêm những vi phạm, không đảm bảo chất lượng công trình.
- Tiến hành bảo dưỡng định kỳ.
b. Ngƣời thực hiện giải pháp
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn, xét về cả nguồn vốn và công tác xây dựng, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể kêu gọi các nguồn lực từ nhân dân và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Nhà nước có thể quy định một mức phí sử dụng nhất định,phù hợp đối với người dân, và dùng tiền thu phí đó để bổ sung cho ngân sách Nhà nước dùng để bảo dưỡng đường giao thông.