Khả năng tham gia hạn chế của ngƣời nghèo

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận của tăng trưởng giảm nghèo (Trang 35 - 37)

III. Sự tham gia hạn chế của ngƣời nghèo vào quá trình tạo nên và hƣởng lợi từ tăng trƣởng

1. Khả năng tham gia hạn chế của ngƣời nghèo

Người nghèo không tham gia nhiều vào việc tạo nên tăng trưởng, trước hết là do bản thân họ vốn dĩ không có khả năng tham gia, hoặc chỉ có khả năng tham gia hạn chế.

1.1. Ngƣời nghèo không có khả năng tham gia vào việc tạo nên tăng trƣởng trƣởng

Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên của thu nhập. Thu nhập tăng khi sản xuất phát triển.Sản xuất phát triển khi sản phẩm sản xuất ra đủ tiêu dùng và còn thừa để tích lũy, tái đầu tư hoặc được thương mại hóa, bán lấy tiền để đầu tư tái sản xuất mở rộng.

Với nhiều người nghèo Viêt Nam, họ không có khả năng tham gia tạo nên tăng trưởng do không có khả năng mở rộng sản xuất. Đa số người nghèo Việt Nam là nông dân, trong đó nhiều nông dân nghèo không bao giờ nghĩ đến việc bán nông sản do mình sản xuất để tăng thu nhập. Đó là do nông sản họ sản xuất ra chỉ vừa đủ, thậm chí còn không đủ cho tiêu dùng của bản thân họ. Không có nông sản dư thừa để bán, người nông dân nghèo, nếu may mắn, chỉ có khả năng duy trì mức sống hiện tại của mình mà không thể thoát ra khỏi mức thu nhập thấp và đạt đựợc tăng trưởng kinh tế.

http://svnckh.com.vn 36

1.2. Ngƣời nghèo chỉ có thể tham gia hạn chế vào việc tạo nên tăng trƣởng trƣởng

Ngay cả khi có nông sản dư thừa để bán, người nông dân nghèo cũng chỉ có thể tham gia ở những mắt xích đầu trong chuỗi giá trị nông sản – những mắt xích thu được ít lợi nhuận nhất trong cả chuỗi. Chuỗi giá trị ngành chè – một nông sản quan trọng của Viêt Nam thể hiện điều đó.

Theo nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam trong lọat bài vê “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” của ADB (năm 2004), chuỗi giá trị ngành chè của Việt Nam rất phức tạp, nhưng nhìn chung được kết cấu theo mô hình sau:

Hình 3. Chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam

(Đơn giản hóa Hình 3-1.Chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam [3, trang 51] )

Trong chuỗi giá trị trên, người nông dân nghèo hầu như chỉ có khả năng tham gia ở mắt xích đầu tiên với vai trò người sản xuất chè rồi bán chè lá tươi cho thương nhân. Một số nông dân (67% nông dân Thái Nguyên, 20% nông dân Phú Thọ) tham gia sâu hơn một chút bằng việc sơ chế chè lá rồi bán cho thương nhân, lợi nhuận họ thu đựợc vì thế mà cao hơn. [3, trang 64] Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì lợi nhuận mà người nông dân thu về không tương xứng với chi phí họ bỏ ra và phần giá trị gia tăng họ tạo ra trong chuỗi giá trị. Có thể thấy rõ điều này qua Đồ thị 5 và Đồ thị 6 dưới đây:

Người sản xuất Người thu gom chè lá (thương nhân) Cơ sở chế biến chè

Nhà xuất khẩu chè

Xuất khẩu Nhà bán lẻ trong nước

Người tiêu dùng trong nước

1

1

http://svnckh.com.vn 37

Đồ thị 5. Chi phí, lợi nhuận và phần giá trị gia tăng của chuỗi giá trị ngành chè xanh Phú Thọ 54.6 45 13 7.8 9 13 16.8 20.7 33.9 13 13.2 7.8 12 26.1 13.9 0 20 40 60 80 100 120

% chi phí % giá bán lẻ % lợi nhuân

%

Người bán lẻ

Thương gia thu gom chè khô

Người chế biến

Thương gia thu gom chè tươi

Nông dân

Đồ thị 6. Chi phí, lợi nhuận và phần giá trị gia tăng của chuỗi giá trị ngành chè xanh Thái Nguyên

87.12 73.1 73.1 31.7 7.73 11.5 22.8 5.15 15.4 45.5 0 20 40 60 80 100 120

% chi phí % giá bán lẻ % lợi nhuân

% Bán lẻ/ bán buôn

Thu gom, bán chè khô

Hộ chế biến

[Nguồn: 3 - Tham luận 01, trang 19]

Như vậy, tại cả 2 tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên, 2 vùng trồng chè lớn của Việt Nam, người nông dân làm ra phần lớn giá trị gia tăng của chè xanh, tức là 45% và 73.1% giá bán lẻ. Tuy nhiên, họ chỉ nhận được tương ứng là 13% và 31.7% lợi nhuận do chỉ có thể tham gia ở những khâu đầu của chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận của tăng trưởng giảm nghèo (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)