Bất bình đẳng về điều kiện kinh tế ban đầu

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận của tăng trưởng giảm nghèo (Trang 26 - 28)

Tình trạng chêch lệch giàu nghèo và bất bình đẳng ngày một sâu sắc tại Việt Nam không phải là do người nghèo ngày càng nghèo đi và người giàu ngày càng giàu lên mà là do người giàu giàu lên với tốc độ nhanh hơn người nghèo, thu nhập

http://svnckh.com.vn 27

của người Kinh và cư dân thành thị tăng lên nhanh hơn so với thu nhập của người dân tộc thiểu số và cư dân nông thôn, miền núi. Một trong những nguyên nhân của vấn đề tốc độ tăng trưởng không đồng đều này là sự khác biệt về điều kiện kinh tế, tự nhiên – xã hội ban đầu của các nhóm dân cư khác nhau:

Người giàu và người nghèo: Xuất phát điểm của người giàu và người nghèo có sự khác biệt lớn. Người giàu có thu nhập cao, có vốn lớn nên có khả năng tích lũy cao. Tích lũy nhiều dẫn đến có khả năng đầu tư nhiều và năng suất lao động tăng. Năng suất lao động tăng lại giúp họ có khả năng nâng cao thu nhập vốn dĩ đã cao của mình. (xem Hình 1)

Hình 1. Vòng tăng trƣởng thu nhập của ngƣời giàu:

Trái lại, người nghèo lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo và không thể tự mình thoát ra đươc khỏi ngưỡng thu nhập thấp:

Hình 2. Vòng luẩn quẩn đói nghèo

Thu nhập cao

Tích lũy nhiều

Đầu tư nhiều

http://svnckh.com.vn 28

Như vậy, thu nhập của người giàu và người nghèo thay đổi với tốc độ khác nhau rõ rệt, thậm chí còn phần nào trái ngược nhau. Đó là hệ quả tất yếu của đặc điểm kinh tế ban đầu khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Chính sự bất bình đẳng ban đầu này đã làm cho thu nhập của người giàu ngày càng tăng nhanh so với thu nhập của người nghèo, đồng thời kìm hãm người nghèo trong vòng luẩn quẩn thu nhập thấp, ngày càng nới rộng hơn khoảng cách giàu-nghèo.

Người Kinh và người dân tộc thiểu số; Vùng thành thị và vùng nông thôn miền núi : Giữa những nhóm dân tộc và các vùng khác khau này cũng có những bất bình đẳng về đặc điểm kinh tế ban đầu giống như vấn đề bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo đã trình bày ở trên. Xuất phát điểm thấp của người dân tộc thiểu số và của dân cư nông thôn, miền núi (thu nhập ban đầu thấp) đã hạn chế khả năng tăng trưởng của họ, giống như vòng luẩn quẩn đói nghèo mà người nghèo rơi vào. Trong khi đó, xuất phát điểm cao hơn của người Kinh và cư dân thành thị tạo điều kiện cho họ tăng thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giống như vòng tăng trưởng thu nhập của người giàu. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng kinh tế của dân cư không đồng nhất, và người dân tộc và dân cư nông thôn, miền núi nghèo bị nghèo đi tương đối trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận của tăng trưởng giảm nghèo (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)