Các giải pháp đồng bộ

Một phần của tài liệu Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo hướng đến năm 2020 (Trang 74 - 92)

Một là, kết nối nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của các quỹ đầu tư mạo hiểm vào các kế hoạch đầu tư phát triển Đà Lạt-Lâm Đồng.

Lâm Đồng với bài toán vốn và lời giải vốn mạo hiểm: Thị trường VMH là thị trường vốn rất tiềm năng và hiện còn đang rất mới mẻ ở nước ta. Để khai thông được nguồn vốn này Lâm Đồng cần đóng vai trò là người kết nối nguồn vốn từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm đến các doanh nghiệp và các dự án đầu tư

phát triển của Tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ du lịch với lợi thế có một không hai về điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, quần thể kiến trúc độc đáo và nét đặc sắc về văn hóa bản địa …. Cụ thể Lâm Đồng có thể tác động bằng một loạt các biện pháp trực tiếp và gián tiếp như bằng cách đầu tư vào quỹ, Tỉnh sẽ đóng vai là người cung cấp “vốn mồi” cho quỹ ĐTMH. Hoặc cũng có thể đầu tư trực tiếp vào các dự án tiềm năng mà các tổ chức hoặc cá nhân không thể hoặc không có khả năng tài trợ. Việc làm này có ý nghĩa như việc cung cấp vốn hạt giống cho dự án và được đánh giá là mở ra triển vọng trong việc tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng.

Khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, thông qua thị trường chứng khoán để thu hút vốn đầu tư gián tiếp; phát triển thị trường khoa học công nghệ vì thị trường khoa học công nghệ luôn hấp dẫn các nhà đầu tư mạo hiểm, và thiết lập hệ thống bảo vệ mạnh đối với quyền sở hữu trí tuệ.

Hai là, xây dựng chiến lược tài chính bền vững: Lâm Đồng cần có chiến lược phát triển bền vững từ tầm nhìn rõ ràng về định hướng phát triển bền vững của địa phương, để từ đó xác định được nhu cầu vốn cho đầu tư nhằm xây dựng chiến lược tài chính bền vừng đảm bảo có đủ các nguồn lực để trang trải cho các kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh theo từng giai đọan.

Ba là, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư: xây dựng chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu và chương trình xúc tiến thị trường xuất khẩu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bốn là, xây dựng và phát triển đồng bộ các lọai thị trường: Xây dựng và phát triển đồng bộ các lọai thị trường trong đó có thị trường tài chính,

thị trường dịch vụ tài chính và bất động sản, đồng thời phát triển thích ứng thị trường trái phiếu, hiện nay thị trường trái phiếu các DN còn khá hạn chế, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, Tỉnh cần tham gia tích cực với vai trò là một đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là khi thị trường đạt được những mức lãi suất hấp dẫn, thường xuyên tổ chức các hội nghị về phát triển thị trường, hướng doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn tới kênh huy động vốn này, hỗ trợ doanh nghiệp trong quản trị và phát hành trái phiếu trong thời gian tới. Mục tiêu trong việc phát triển đồng bộ các loại thị trường để chúng có thể gánh vác trách nhiệm trách nhiệm huy động và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

Năm là, huy động, phân phối hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính từ trong dân cư rất lớn, Tỉnh cần có định hướng tập trung các nguồn lực tài chính đã huy động được từ dân cư vào việc mở rộng và phát triển các ngành sản xuất có lợi thế của tỉnh như: sản xuất trà Olong, trà A- tí-sô, rượu vang Đà Lạt, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ …, sản xuất các loại rau sạch, phát triển diện tích trồng hoa xuất khẩu, thông qua hệ thống chính sách đồng bộ, rõ ràng, cụ thể và chế độ ưu đãi đầu tư tối đa, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tạo ra nguồn thu cho NSNN nói chung và ngân sách địa phương nói riêng.

Quán triệt tổ chức và thực hiện tốt công tác thu thuế, phí và lệ phí vào ngân sách nhà nước. Phát hành rộng rãi trái phiếu, công trái qua kho bạc nhà nước nhằm thu hút vốn cho đầu tư phát triển.

Mở rộng hoạt động đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính của các ngành ở trung ương, của các tổ chức quốc tế thông qua cho vay, viện trợ chính phủ hoặc phi chính phủ… nhằm tạo nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phục vụ phát triển kinh tế và chăm lo đời sống của nhân dân trong Tỉnh.

Sáu là, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước: tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và công tác kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn của các đơn vị cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường công tác “hậu kiểm” tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức, công dân được tự do kinh doanh theo pháp luật. Xây dựng cơ chế chính sách về sử dụng đất để thu hút vốn đầu tư và cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển dịch vụ du lịch.

Bảy là, chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật từ các nơi khác đến công tác và làm việc lâu dài ở Lâm Đồng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.

Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần to lớn vào việc hoàn thành các chỉ tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ổn định xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng địa phương. Góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Lâm Đồng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, luận văn đã nêu ra được mục tiêu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển tại tỉnh Lâm Đồng.

Đồng thời tác giả cũng mạnh dạn kiến nghị một hệ thống các giải pháp huy động nguồn lực tài chính về vốn đầu tư nước ngòai; các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến; đầu tư vốn cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Đồng thời luận văn cũng đưa ra được một số các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ cho các giải pháp trên được khả thi đặc biệt chú trọng đến việc kết nối nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm vào các kế họach đầu tư phát triển Đà Lạt-Lâm Đồng.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu góp phần gia tăng nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế, phát triển thị trường vốn. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp để nghiên cứu, đề tài “ Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020” đã giải quyết được những vấn đề sau:

Giới thiệu tổng quan về vốn đầu tư và khẳng định được vai trò của vốn đầu tư, mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Đề tài cũng đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương tiêu biểu trong nước trong việc thu hút vốn cho đầu tư phát triển, từ đó đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tế trong việc thu hút nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tại Lâm Đồng.

Trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế-xã hội, thực trạng cơ sở hạ tầng, thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng, luận văn đã rút ra được một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế của Lâm Đồng.

Luận văn cũng đã đưa ra dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010, và định hướng đến 2020.

Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp phù hợp với nền kinh tế của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay và định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh trong giai đoạn 2006-2020. Trong đó, một vấn đề hết sức quan trọng không thể bỏ qua, đó là việc chính quyền Tỉnh phải có các giải pháp nhằm kết nối nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đặc biệt trong lĩnh lực đầu tư phát triển Đà Lạt theo

định hướng trở thành một “thành phố thông minh” giành cho giáo dục đào tạo kết hợp với du lịch hội thảo và nghỉ dưỡng trên cơ sở tạo điều kiện thông thoáng và hấp dẫn cho nhà đầu tư , đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài để huy động nhiều nguồn lực, góp phần đẩy nhanh quá trình đầu tư phát triển của Lâm Đồng.

Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cảm ơn PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt đã truyền đạt kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành bài luận văn này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1974), Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Vũ Đình Bách và Ngô Đỉnh Giao(1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Quách Nhan Cương, Dõan Văn Kính, Uông Tổ Đỉnh người dịch: Lưu Nguyên Khánh, Nguyễn Bá Nha, Lê Đăng Toàn (1996), Kinh tế các nguồn lực tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Cành và Thái Phúc (1999), Phân bổ vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế thị trường, hội thảo khoa học Trường Đại học dân lập Văn Lang, TP.HCM.

5. Cục thống kê Lâm Đồng, niên giám thống kê Lâm Đồng năm 1001, năm 2002, năm 2003, năm 2004, năm 2005.

6. Phạm Phan Dũng (2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Luyến (1996), Kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Mai (1996), Gíao trình kinh tế đầu tư, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10.Ngân hàng nhà nước chi nhánh Lâm Đồng (2001, 2002, 2003, 2004, 2005) Báo cáo tổng kết hoạt động của ngành.

11.Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, Sở Kế hoạch Đầu tư.

12.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sở Kế hoạch Đầu tư.

13.TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên) (2000), Tài chính quốc tế, nhà xuất bản Thống kê.

14.Nguyễn Đình Tài (1997), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho đầu tư phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội.

15.Đỗ Thị Thủy (1998), Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tính hai mặt của một số vấn đề, tạp chí Nghiên cứu kinh tế.

16.UBND tỉnh Lâm Đồng, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005.

17.UBND tỉnh Lâm Đồng (2006), báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

18.Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2006-2010).

Phụ l ục 1:

TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH TỈNH LÂM ĐỒNG

Giai đoạn 2001-2006

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cộng 2001-2006

1 Tổng thu NSNN từ kinh tế địa phương 313,171 365,465 466,199 715,660 946,417 1,108,427 3,915,339

-Tốc độ tăng thu (%) 11.67% 12.76% 15.35% 13.22% 11.71%

2 Tổng chi NSNN 890,761 1,051,578 1,295,559 1,614,508 2,260,420 2,988,130 10,100,956

-Tốc độ tăng chi (%) 11.81% 12.32% 12.46% 14.00% 13.22%

Trong đó: Chi đầu tư 308,459 364,624 419,555 476,726 643,536 1,210,627 3,423,527

3 Tỷ trọng (%) chi đầu tư trong tổng chi 34.63 34.67 32.38 29.53 28.47 40.51 33.89

Phụ lục 2:

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VN

CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LÂM ĐỒNG 6 NĂM 2001-2006

ĐVT: Tỷ đồng

So sánh(%)

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006

2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004 2006/2005

1.Vốn huy động tại chỗ 995 1,162 1,538 1,727 2,699 2,695 117 132 112 156 100

2.Doanh số cho vay 1,895 1,899 2,565 4,237 6,291 7,394 100.21 135.07 165.19 148.48 117.53

3.Tổûng dư nợ 2,781 3,205 3,529 3,833 4,473 5,343 115.25 110.11 108.61 116.70 119.45

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Lâm Đồng

Phụ lục 3:

DANH MỤC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2006 Tổng vốn

STT Tên dự án đầu tư

(USD)

Lĩnh vực hoạt động

1 Công ty TNHH Hoa Đà Lạt. Việt Nam

360,000 Trồng, thu mua và kinh doanh hàng nông sản, rau, hoa, quả xuất khẩu. 2 Công ty TNHH nông sản Hồng Phù

Việt Nam 500,000 Trồng, thu mua và chế biến các mặt hàng rau, củ, quả và nông sản xuất khẩu

3 Công ty TNHH Florama Việt Nam 1,500,000 Nghiên cứu, trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp

4 Công ty liên doanh Kim Thành 1,000,000 Trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả và nông sản

khác

5 Công ty TNHH Green Park 1,000,000 Chăn nuôi, kinh doanh heo; chăn nuôi bò sữa; thu mua, chế biến, xuất khẩu

thịt heo

6 Công ty TNHH may Royal Family 300,000 Sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc

Công ty TNHH nông trại KK Trồng, thu mua, kinh doanh các loại hoa, hoa lan, cây cảnh xuất khẩu.

7

500,000

Trồng, thu mua, kinh doanh các mặt hàng nông sản, rau xuất khẩu. 8 Công ty TNHH thực phẩm Quê

Hương 1,050,000 Trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, hải sản; chế biến, xuất khẩu thịt gia súc gia cầm

Trồng, kinh doanh, xuất khẩu các loại hoa, rau, trái ây, nông sản.

9 Công ty TNHH Sin Dong 800,000

XK

10 Công ty TNHH Hoa Trường Xuân 2,000,000 Sản xuất, chế biến, xuất khẩu hoa chất lượng cao

11 Công ty TNHH Alka- Gene Vina 750,000 Sản xuất trứng giống tằm bằng công nghệ chuyển gene

Tổng cộng 9,760,000

Phụ lục 4:

BIỂU ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI

Thời kỳ 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 Ước năm 2005 Tổng 5 năm 01 - 05 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 5 năm 2006-2010

1. Tổng đầu tư toàn xã hội

Tỷ

đồng 918 1212.9 1307.558 1485.317 2263.718 2981 9250.5 3700 4600 5750 7015 8628.45 29693.45

Tổng GDP 2931.6 3127 3672 4362 5527 7168 23856.0 9234.6 10415 12464 15063 18558 65734.6

Một phần của tài liệu Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo hướng đến năm 2020 (Trang 74 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)