Các quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo hướng đến năm 2020 (Trang 57)

Khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn nội lực, thu hút các nguồn ngọai lực để đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách tòan diện, nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng; đảm bảo cho nên kinh tế phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả.

Chuyển dịch mạnh nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tập trung phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển du lịch và dịch vụ, công nghiệp sử dụng nguyên liệu địa phương và mở rộng công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu từ bên ngòai tỉnh.

Đầu tư có trọng điểm vào một số địa bàn động lực, xây dựng Đà Lạt và vùng phụ cận với chức năng là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế, trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học, là khu vực sản xuất chế biến, xuất khẩu rau hoa chất lượng cao. Thị xã Bảo Lộc trở thành thành phố thuộc tỉnh với chức năng là trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản.

Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, giảm chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn. Bên cạnh tập trung đầu tư có trọng điểm ở các vùng động lực, quan tâm phát triển vùng

nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở giải quyết tốt yếu tố hạ tầng và các chính sách xã hội.

Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngòai. Thực hiện công bằng xã hội trong trong phát triển giáo dục, y tế; chú ý công tác đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn. Xây dựng khối đại đòan kết các dân tộc.

3.2 Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu thời kỳ 2006-2010. 3.2.1 Về kinh tế

Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm 13 – 14%.

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,5 – 16,5 triệu đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2005 và bằng 90 – 92% mức bình quấn cả nước.

Đến năm 2010, tỷ trọng nông–lâm nghiệp chiếm 36-38%, dịch vụ chiếm 36-38%, công nghiệp–xây dựng chiếm 26 % trong GDP.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 900-950 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 14-16%; trong đó địa phương phấn đấu đạt 700-800 triệu USD.

Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 15-16%, trong đó huy động thuế và phí vào ngân sách đạt 12-13% so với GDP.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010 tăng 3,2-3,3 lần so với thời kỳ 2001-2005 (tương đương 24-25 nghìn tỷ đồng); trong đó đầu tư cho nông-lâm thủy 20-21%, công nghiệp-xây dựng 25-26%, dịch vụ 26-27% và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 26-27%.

Giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 7-8%, ngành công nghiệp-xây dựng 22-23%, ngành dịch vụ 20-21%.

3.2.2 Về xã hội:

Dân số, lao động, đời sống:

- Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm từ 0,5-0,6%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 dưới 1,4%. Quy mô dân số giữ mức 1,36 triệu người vào năm 2010.

- Tạo việc làm mới hàng năm cho 24.000-25.000 lao động.

- Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh còn dưới 14%; trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 30%.

- Thực hiện tốt chính sách xã hội va øcông tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Y tế, chăm sót sức khỏe:

Đến năm 2010, 100% có phòng khám khu vực, 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ; tất cả các trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các lọai vắc xin; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20%. Giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét hàng năm dưới 1/100.000 dân. Có 80% dân số nông thôn được dùng nước sạch.

Văn hóa thông tin:

Đến 2010, có 50-55% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 55- 60% thôn, buôn, khu phố và 80% cơ quan đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa. Phủ sóng đài phát thanh truyền hình đến 100% số xã trong tỉnh.

Về giáo dục đào tạo:

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007.

- Đến năm 2010, huy động 65% số cháu đi học mẫu giáo; mỗi huyện có một trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trung tâm hướng nghiệp dạy nghề; 60% số huyện có ít nhất một cơ sở dạy nghề; 25% lao động xã hội trong tỉnh được qua đào tạo nghề.

3.3 Mục tiêu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính. 3.3.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước. 3.3.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước.

Để một nền kinh tế có thể phát triển được, yếu tố quan trọng là phải huy động được nguồn lực tài chính tài trợ cho các kế họach phát triển. Để huy động được nguồn lực tài chính trong và ngoài nước thì bản thân các nhà khai thác và sử dụng vốn phải tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã thu hút được.

Để tạo được sức bật cho nền kinh tế, chúng ta không thể không đề cập đến việc thu hút nguồn vốn bên ngoài, kể cả hai hình thức ODA và FDI. Tuy nhiên nguồn vốn này thường không có tính chất ổn định, để tránh tình trạng khủng hoảng do sự tháo chạy của các nhà đầu tư thì việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước là một giải pháp đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Một khi chúng ta đã sử dụng tốt các nguồn lực tài chính trong nước thì việc các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của chúng ta để an tâm cho các quyết định đầu tư của họ vào nước ta là chuyện đương nhiên.

3.3.2 Sử dụng hợp lý vốn ngân sách nhà nước.

Vốn ngân sách Nhà nước được dùng để chi tiêu dùng cho xã hội và chi cho đầu tư phát triển. Các khoản chi tiêu dùng xã hội không thể tính toán định lượng về mặt hiệu quả một cách rõ rệt do không thu hồi lại được. Các khoản chi cho đầu tư phát triển thì lại ngược lại, sau một quá trình đầu tư, chúng được thu hồi lại với một hiệu quả rõ rệt. Dưới sự chi phối của Luật Doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều bình đẳng, chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình. Hiện nay chi cho đầu tư phát triển đang dần được gom về một đầu mối đó là việc Nhà nước đã thành lập tổng công ty quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước để quản lý các nguồn vốn đầu tư của NSNN đang sử dụng cho mục đích kinh doanh.

Tháng 11 năm 2006 nước ta đã gia nhập WTO. Để thực hiện các cam kết về hội nhập, chúng ta cần nhanh chóng chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phải tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, sóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp.

Tuy nhiên để đảm bảo qúa trình xây dựng CNXH, quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và phải trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tài chính phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường.

Tiếp tục hoàn thiện các công cụ tài chính, quan trọng nhất là phải đổi mới hệ thống thuế theo hướng đơn giản hóa; tăng dần tỷ trọng thuế trực thu; cải tiến quy trình thu thuế, bảo đảm sử dụng thuế như một công cụ có hiệu lực và hiệu quả cao. Thực hiện tốt lộ trình giảm thuế theo quy định khi gia nhập WTO mà nước ta đã cam kết.

Hoàn thiện cơ chế huy động, sử dụng vốn trong và ngoài nước.

Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ cấu chi và nâng cao hiệu quả chi.

Lành mạnh hóa cơ cấu nợ nói riêng và quan hệ tài chính của DN nói chung, đặt biệt là các DNNN, áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các DN.

Tích cực tác động điều chỉnh tài chính dân cư theo hướng nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, thay đổi cơ cấu tiêu dùng, nâng cao tỷ lệ bảo hiểm trong xã hội.

Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, các chuyên gia và nhân viên nghiệp vụ của lĩnh vực tài chính phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

3.3.4 Mục tiêu đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xét về cơ cấu vùng kinh tế, tại Lâm Đồng kinh tế trang trại là một nét đặc thù trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh, kinh tế trang trại được xây dựng với mô hình sản xuất hiện đại. Kinh tế trang trại đã tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 8.000 lao động thường xuyên và khoảng 8.300 lao động thời vụ mỗi năm, là một phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Lâm Đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 1.884 trang trại bao gồm chủ yếu là những trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng, nông lâm kết hợp. Các loại hình trang trại góp phần vào chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra những vùng nông lâm nghiệp chuyên canh tập trung làm tăng nhanh khối lượng nông sản hàng hóa. Nhất là đối với những trang trại phát triển theo hướng nông-lâm kết hợp đã nâng cao hiệu qủa sử dụng đất trên mỗi đơn vị diện tích, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và nâng cao độ che phủ của rừng.

Trong những năm qua, nguồn vốn sản xuất chủ yếu của các trang trại vẫn là đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Còn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là đầu tư bước đầu do chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài, trong khi đó, nguồn vốn của các trang trại còn thiếu, yếu và thậm chí là rất ít. Chính vì thiếu nguồn vốn để xây dựng những kế hoạch đầu tư dài hơi nên trong những năm qua rất nhiều trang trại hoạt động chưa hiệu quả cũng như chưa phát huy được ưu thế của loại hình kinh tế trang trại là kết hợp nhiều hình thức sản xuất. Hơn nữa, việc phát triển kinh tế trang trại ở Lâm Đồng trong nhiều năm qua còn thiếu quy hoạch tổng thể và chưa xác định được mô hình phù hợp

cho từng vùng riêng biệt. Vì thế đã nảy sinh ra nhiều vấn đề như: hệ thống thủy lợi thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của một trang trại.

Trong khi đó, đầu ra còn hạn chế nên việc đầu tư chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch hầu như không được mấy chủ trang trại chú ý đến. Đây cũng chính là lý do vì sao nông sản của rất nhiều trang trại thiếu tính cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại được sản xuất với quy mô nhỏ.

Kinh tế trang trại là một phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Lâm Đồng. Để loại hình kinh tế đặc thù này phát triển ngang tầm với ưu thế vốn có của nó, không thể làm ngày một ngày hai mà phải xây dựng một kế hoạch phát triển lâu dài dựa trên thế mạnh của từng vùng. Để kinh tế trang trại phát triển, Lâm Đồng đã kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực này trong thời gian tới. Theo đó, cần sớm tiến hành rà soát qui hoạch tổng thể về đất sản xuất hiện nay nhằm tiếp tục có những chủ trương, chính sách đồng bộ về giải quyết đất đai, phát triển nghề rừng gắn với phát triển ngành nghề ở từng vùng.

Về cơ cấu thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều hàng hoá nhiều thành phần, coi đó là vấn đề chiến lược, làm thế nào để các thành phần kinh tế hợp thành mộc cơ cấu kinh tế trong sự phát triển; điều đó liên quan đến các chế độ, chính sách, luật pháp và sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách ưu đãi đặc biệt, thu hút đầu tư, tạo việc làm... cần sớm tạo ra môi trường kinh tế-xã hội thuận lợi nhất cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và bảo đảm sự phát triển đó đúng hướng.

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, cùng với việc đầu tư, hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất, cần tổ chức lại sản xuất và xây dựng đội ngũ cán bộ am hiểu về kỹ thuật hướng dẫn cho đồng bào về vay vốn, áp dụng kỹ thuật sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Trước hết, phải có chính sách để tăng cường và tổ chức lại lực lượng khuyến nông, khuyến lâm có mặt ở từng

buôn làng, hướng dẫn, giúp đỡ những hộ khó khăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất biết làm ăn, vượt qua đói nghèo.

3.4 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020. 2006-2010, định hướng đến năm 2020.

Biểu 3.1: Bảng cân đối tài chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 Đơn vị tính: Tỉ đồng Giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 5 năm 2006-2010

1. Tổng đầu tư toàn xã hội

Tỷ

đồng 3700 4600 5750 7015 8628,45 29693,45

Tổng GDP 9234,6 10415 12464 15063 18558 65734,6

Tỷ lệ so với GDP % 40,07% 44,17% 46,13% 46,57% 46,49% 45,17%

a. Vốn do địa phương quản lý 2427,1 2952,5 3439,6 3971 4618,1 17408,3

Trong đó:

Vốn đầu tư ngân sách NN Tỷ đồng 900 1100 1300 1450 1700 6450 % so với tổng mức đầu tư % 27,80% 28,33% 28,51% 27,61% 28,02% 28,05% Vốn tín dụng ĐT phát triển

NN Tỷ đồng 116 190 200 300 350 1156

% so với tổng mức đầu tư % 3,58% 4,89% 4,39% 5,71% 5,77% 5,03% Vốn đầu tư doanh nghiệp NN Tỷ đồng 100 120 150 200 250 820 % so với tổng mức đầu tư % 3,09% 3,09% 3,29% 3,81% 4,12% 3,57% Dân cư và DN ngoài QD Tỷ đồng 950 1150 1350 1550 1800 6800 % so với tổng mức đầu tư % 29,35% 29,62% 29,61% 29,52% 29,66% 29,57% Đầu tư trực tiếp nước

ngoài(FDI) Tỷ đồng 361,1 392,5 439,6 471 518,1 2182,3 % so với tổng mức đầu tư % 11,16% 10,11% 9,64% 8,97% 8,54% 9,49%

b.Vốn do tr. ương ĐT trên địa bàn

Tỷ

đồng 810 930 1120 1280 1450 5590

Vốn đầu tư ngân sách NN Tỷ đồng 400 450 500 550 600 2500 % so với tổng mức đầu tư % 12,36% 11,59% 10,97% 10,47% 9,89% 10,87% Vốn tín dụng ĐT phát triển

NN Tỷ đồng 210 230 320 400 450 1610

% so với tổng mức đầu tư % 6,49% 5,92% 7,02% 7,62% 7,42% 7,00% Vốn đầu tư doanh nghiệp NN Tỷ đồng 200 250 300 330 400 1480 % so với tổng mức đầu tư % 6,18% 6,44% 6,58% 6,28% 6,59% 6,44%

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng.

Tháng 10 năm 2006 Lâm Đồng đã có Đề án “Mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới”, Đề án

Một phần của tài liệu Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo hướng đến năm 2020 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)