Kế toán tập hợp chiphí sản xuất chung:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà (Trang 87 - 94)

II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHIPHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT.

3 Đề can xanh PDCXANH Z

2.3 Kế toán tập hợp chiphí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí có tính chất phục vụ trong phạm vi phân xưởng, tổ sản xuất chính. Nói một cách khác, chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí của phân xưởng ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung là một yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất chung một cách chính xác sẽ giúp cho công tác quản lý giá thành được thuận lợi, việc tính giá thành được chính xác. Kế toán công ty phải tính toán sao cho chi phí sản xuất

chung phát sinh một cách hợp lý, tiết kiệm đồng thời có hiệu quả cho hoạt động sản xuất .

Ở xưởng sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: KM10

- Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ: KM07

- Chi phí khấu hao TSCĐ: KM13

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: KM17

- Chi phí bằng tiền khác: KM21

Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tập hợp chi tiết cho từng khoản mục chi phí .

Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất.

2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng *Đặc điểm, nội dung chi phí:

Chi phí nhân viên phân xưởng ở công ty Sơn Hà gồm các khoản chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH...phải trả cho nhân viên phân xưởng gồm: quản đốc và các nhân viên phòng kỹ thuật...

Lương của các nhân viên phân xưởng được tính theo thời gian. Thường mỗi nhân viên đều có một mức lương cố định do Giám đốc phê duyệt. Phòng nhân sự sẽ căn cứ vào bảng chấm công của phòng kỹ thuật để tiến hành tính lương cho bộ phận này. VD: lương chính của nhân viên Nguyễn Hoàng Anh là 2.000.000đ /tháng, như vậy lương 1 ngày công sẽ là 66.666 đ. Trong tháng anh ta đi làm tổng cộng chỉ có 29 công. Như vậy, lương tháng này của anh ta sẽ là : 66.666 x 29 =1.933.314 đ. Tương tự áp dụng tính lương cho các nhân viên khác. * Chứng từ sử dụng :

Cũng giống như các chứng từ được sử dụng để tính và thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, bao gồm:

-Bảng lương

-Giấy đề nghị thanh toán -Phiếu chi

*TK sử dụng :

Để tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng, kế toán sử dụng TK 627, khoản mục 10.

* Phương pháp kế toán:

Tương tự như việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, sau khi làm các thủ tục thanh toán kế toán sẽ cập nhật vào máy theo định khoản:

Nợ TK 627 (KM10) Có TK 111

Cuồi kỳ kế toán trưởng sẽ tiến hành kết chuyển CP nhân viên phân xưởng cho TK chi phí sản xuất dở dang theo định khoản:

Nợ TK 154

Có TK 627 (KM10) *Sổ kế toán sử dụng :

Sau khi số liệu chi phí được tập hợp vào máy trên phiếu chi tiền mặt, máy sẽ tự động chuyển số liệu sang sổ chi tiết TK theo đúng các định khoản. Cuối tháng kế toán sẽ lấy số liệu trên sổ này và tiến hành phân bổ theo các tiêu thức thích hợp cho từng chủng loại hàng hoá.

2.3.2 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ :

*Đặc điểm, nội dung chi phí:

Chí phí vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà bao gồm các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho xưởng sản xuất như mua gỗ, sơn làm xưởng và các khoản chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất. Đặc điểm của loại chi phí này là giá trị thường không lớn lắm nên thường được phân bổ một lần vào phí trong kỳ.

*TK sử dụng :

*Phương pháp kế toán :

Tương tự như các loại chi phí khác, chi phí vật liệu quản lý được kế toán tập hợp theo định khoản sau:

Nợ TK 627(KM07) Có TK 111 *Sổ kế toán sử dụng:

Sau khi vật tư được mua về nhập kho, thủ kho sẽ làm thủ tục nhập rồi chuyển phiếu nhập kho cho kế toán nguyên vật liệu để vào máy. Khi xuất kho số vật liệu này thủ kho viết phiếu xuất và cũng chuyển cho kế toán. Khi thanh toán nhà cung ứng sẽ cầm 1 liên của phiếu nhập kho lên gặp kế toán thanh toán để làm thủ tục thanh toán. Khoản chi phí này sẽ đượckế toán thanh toán cập nhật vào máy từ phiếu chi theo định khoản sẵn có và máy sẽ tự động chuyển số liệu sang các sổ liên quan.

2.3.3 Chi phí khấu hao TSCĐ:

*Đặc điểm, nội dung chi phí:

Tài sản cố định của công ty bao gồm nhiều loại có tính chất và giá trị rất khác nhau như nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải… Mỗi TSCĐ đều được theo dõi một cách chặt chẽ về nguyên giá, giá trị còn lại và tỷ lệ khấu hao phải trích.

Đầu năm căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ, kế toán tính tổng số khấu hao phải trích cả năm và mức khấu hao tháng theo công thức:

=

Mức khấu hao TB hàng năm Thời gian khấu hao

Mức khấu hao tháng

=

Mức khấu hao năm

12

Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch trích khấu hao tháng và tình hình thực tế tăng giảm TSCĐ để tính số khấu hao cơ bản phải trích trong tháng. Từ đó, kế toán tính số khấu hao cơ bản phải trích cho từng đối tượng sử dụng.

*Chứng từ sử dụng :

- Bảng tính khấu hao TSCĐ.

*TK sử dụng :

Ở Công ty Sơn Hà, chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất

chung và được kế toán tập hợp vào TK 627 (KM13) "Chi phí khấu hao TSCĐ".

*Phương pháp kế toán:

Khi doanh nghiệp mua về một TSCĐ căn cứ vào các chứng từ kèm theo, kế toán sẽ cập nhật vào máy trên mục "Cập nhật TSCĐ". ở mục nàycó đầy đủ các thông tin như tên TSCĐ, nước sản xuất, nhóm TS, tình trạng sử dụng, số lượng, đơn vị tính, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, số khấu hao tháng,số năm khấu hao, định khoản khấu hao...Kế toán chỉ cần cập nhật đầy đủ các thông tin trên thì phần mềm sẽ tự động thực hiện việc tính và phân bổ khấu hao rồi chuyển về các sổ liên quan.

Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627(KM 13)

Có TK 2141(hao mòn TSCĐ hữu hình) Có TK 2142 (hao mòn TSCĐ đi thuê) Có TK 2143 (hao mòn TSCĐ vô hình)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

- Sổ chi tiết TSCĐ

2.3.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài: *Đặc điểm, nội dung chi phí

Ở Công ty Sơn Hà, chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm toàn bộ các chi phí như điện, nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất ở xưởng sản xuất.

Hàng tháng, kế toán thanh toán phải theo dõi toàn bộ các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh và cập nhật vào máy.

*Chứng từ sử dụng :

- Hoá đơn GTGT - Phiếu chi

*TK sử dụng :

Các khoản chi phí này được kế toán công ty tập hợp trên TK 627 "Chi phí dịch vụ mua ngoài" khoản mục17

*Phương pháp kế toán:

Tất cả các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh đều được kế toán thanh toán cập nhật vào máy từ phiếu chi theo định khoản :

Nợ TK 627(khoản mục 17) Có TK 111

Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài vào chi phí sản xuất dở dang được định khoản:

Nợ TK 154

Có TK 627 (khoản mục 17)

2.3.4 Chi phí khác bằng tiền:

*Đặc điểm, nội dung chi phí:

Ở Công ty Sơn Hà, chi phí bằng tiền khác được tính vào chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ các khoản chi phí ngoài các khoản chi phí trên của công ty.

*TK sử dụng:

Chi phí bằng tiền khác phát sinh tại công ty được kế toán phản ánh trên TK 627 khoản mục 21.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w