Đặc điểm kế toán tập hợp chiphí sản xuất và ở xưởng sản xuất bồn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà (Trang 67 - 68)

II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHIPHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT.

1. Đặc điểm kế toán tập hợp chiphí sản xuất và ở xưởng sản xuất bồn

1.1. Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Do Sơn Hà là một công ty chuyên kinh doanh sản phẩm bồn nước Inox nên hoạt động sản xuất chính là sản xuất bồn nước Inox, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau và được chia thành các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (bao gồm NVL chính trực tiếp và NVL

phụ trực tiếp) là những chi phí NVL liên quan đến việc chế tạo sản phẩm tại công ty. Nguyên vật liệu của công ty đều là nguyên vật liệu mua ngoài bao gồm Inox SUS 304 Kawasaki của Nhật Bản với nhiều kích cỡ, độ dày khác nhau. Loại Inox này một phần được nhập khẩu trực tiếp từ một công ty của Tây Ban Nha, một phần nhập khẩu uỷ thác thông qua công ty XNK hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ ARTEX- Hà Nội , số còn lại công ty mua của các công ty kinh

doanh inox trong nước. Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp

sản xuất ở phân xưởng. Hình thức tính lương mà công ty áp dụng là tiền lương sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí cho việc sản xuất sản phẩm

như chi phí điện, nước, điện thoại , chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng (lương của phòng kỹ thuật).

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty, để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là tất cả các loại sản phẩm. Sau đó tiến hành phân bổ chi phí cho mỗi loại sản phẩm theo những tiêu thức phù hợp với từng loaị chi phí.

1.2. Đặc điểm tính giá thành sản phẩm ở xưởng sản xuất bồn Inox

Tại xưởng sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm gồm nhiều giai đoạn, cuối cùng mới cho ra thành phẩm. Do đó công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành…

Với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành như trên, công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng.

Phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là phương pháp tính giá thành theo định mức. Phòng kỹ thuật của công ty chịu trách nhiệm đưa ra những thông số kỹ thuật về định mức các loại chi phí để phòng kế toán tiến hành tính giá thành định mức. Sau đó cuối tháng, căn cứ vào những chi phí thực tế phát sinh tập hợp được, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá thành để giá thành định mức ngày càng sát với thực tế hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w