C- Lắp ráp phân tổng đoạn trên đà.
Một số công đoạn lắp ráp chưa hợp lý
3.2.3 Các quy trình lắp ráp chưa đồng nhất
Trong quy trình còn chưa đồng nhất giữa quy trình lắp dưới
bệ phẳng và quy trình lắp trên triền, đôi lúc lại khó thực hiện. Ví
dụ trường lắp ráp phân đoạn vách sườn 76 ta nhận thấy quy trình lắp ráp dưới bệ thực hiện phương án là lắp cả cụm vách 2403, 2404, 2407, 2408, 2411, 2412, 2413, 2414 trước khi cẩu lên đà còn quy trình lắp ráp trên triền thì ngược lại, nghĩa là lắp lần lượt theo
thứ tự từ phải qua trái và từ dưới lên trên bắt đầu từ phân đoạn mạn
2404 và kết thúc là phân đoạn thanh quay ngang miệng hầm hàng 2413
Từ hai phương án lắp ráp phân đoạn vách sườn 76 của quy
trình lắp ráp trên bệ phẳng và quy trình lắp ráp trên triền đà ta nhận
thấy rằng cả hai phương án đều khó thực hiện, không phù hợp với điều kiện thi công tại công ty hơn nữa hiệu quả kinh tế cũng không
cao. Thực tế tại Xí nghiệp tàu thủy Sài Gòn không lắp ráp như hai phương án đã đưa ra mà người ta lắp ráp như sau:
Hình 3.9: Lắp ráp cụm vách sườn 76
1- Cụm phân đoạn vách 2403&2404
2- Cụm thanh quây ngang MHH phía mũi
3- Cụm thanh quây ngang phía lái
4- Cụm boong cầu dẫn
Chia cụm vách thành bốn cụm như sau: cụm 1 là phân đoạn
mạn 2403, 2404, cụm 2 là phân đoạn boong 2407&2408, cụm 3 là
2412, cụm 4 là thanh quây ngang miệng hầm hàng phía lái 2413&2414. Các cụm này được lắp riêng lẻ ở dưới bệ phẳng như trường hợp lắp phân đoạn mạn M1 ở dưới bệ (đã trình bài ở phần
3.2.2). Sau khi lắp ráp các cụm này dới bệ người ta sẽ cẩu lần lược
các cụm này lên đấu lắp tổng thành theo thứ tự từ cụm 1 đến cụm
4.
Với phương án này sẽ thuận lợi hơn nhiều so với quy trình
đưa ra, công việc lắp ráp tiến hành dễ dàng, không cần cẩu lật phân đoạn.