C- Lắp ráp phân tổng đoạn trên đà.
TẠI CÔNG TY CNTT SÀI GÒN
Lắp ráp và hàn tổng thành nó là một bước công nghệ trong quá trình thiết kế và đóng mới một con tàu nhưng nó là yếu tố quyết định lớn nhất đến chất lượng, thời gian và giá thành trong quá trình đóng mới một con tàu. Vì vậy việc nghiên cứu, thiết kế một quy trình lắp ráp cho phù hợp với điều kiện của xí nghiệp, năng lực của công nhân và hiệu quả kinh tế cao đó là “bài toán công nghệ & kinh tế” đối với những người hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu, cũng như giới sinh viên đang theo học ngành đóng tàu.
Từ việc nắm bắt được ý nghĩa quan trọng đó nên việc đi phân tích quy trình lắp ráp của một con tàu cũng là một phương án để giải quyết bài toán trên. Vì:
Khi phân tích quy trình lắp ráp ta cần phải thâm nhập vào quy trình cụ thể, một cơ sở sản xuất cụ thể để nghiên cứu phân tích sự phù hợp giữa quy trình đưa ra và đặc điểm tại cơ sở. Từ đó mới
có thể xem xét tính tối ưu của quy trình, nghĩa là quy trình đưa ra có thật sự tận dụng hết những khả năng hiện có tại cơ sở không, có thuận tiện trong quá trình lắp ráp không? Thời gian thi công có thật sự nhanh nhất không?.
Với phương pháp nghiên cứu như vậy nên trong quá trình thực hiện đề tài:
“Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng khô 5.500DWT tại Công Ty CNTT-Sài Gòn” nhận thấy quy trình có một số ưu - nhược điểm sau:
3.1 ƯU ĐIỂM.
3.1.1 Tiết kiệm được thời gian
Theo phương án công nghệ của trung Tâm Tư Vấn Thiết Kế - CNTT Sài Gòn đưa ra, để đấu lắp tổng thành tàu hàng khô 5.500DWT người ta không dồn hết công việc trên triền đà mà người ta phân ra các phân đoạn có bề mặt phẳng sẽ được chọn lắp ráp trước dưới đà. Với phương án này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi đấu lắp trên đà. Vì khi đấu lắp dưới bệ phẳng người ta chỉ đấu lắp các phân đoạn phẳng có dạng hình chữ nhật (hình vuông) như các phân đoạn mạn, đáy, vách và boong cầu dẫn ở phân thân ống, do vậy công việc cân chỉnh rất đơn giản người ta không cần tính đến ảnh hưởng góc nghiêng, cách thức cân chỉnh cũng đơn giản, quá trình thực hiện đường hàn thuận lợi nên không yêu cầu công nhân có tay nghề cao.
Chính vì thuận lợi trong công việc lắp ráp và đơn giản trong quá trình cân chỉnh nên có thể giao cho nhiều nhóm thực hiện cùng một lúc, từ đó thời gian lắp ráp sẽ giảm.
3.1.2 Sơ đồ hàn có hiệu quả kinh tế cao
Khi đấu lắp tổng thành người ta làm việc ngoài trời vì vậy chịu ảnh hưởng rất nhiều về thời tiết (mưa), mặt khác không gian làm việc chật hẹp nên rất bất tiện trong việc đi lại từ bên ngoài đến vị trí làm việc. Nhưng Trung tâm Tư Vấn Thiế Kế - CNTT Sài Gòn đã đưa ra sơ đồ hàn rất thích hợp, khắc phục được các yếu tố ngoại cảnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình hàn.
Ví dụ, trường hợp hàn phân đoạn đáy D1 và 3400 trước tiên người ta hàn tôn đáy trên với tôn đáy trên để tránh mưa khi hàn các kết cầu bên dưới. Sau khi hàn tôn đáy trên xong tiếp tục hàn tôn đáy dưới để đảm bảo cứng vững khi cân chỉnh các kết cấu dọc bên trong. Với thứ tự hàn từ trong ra ngoài, hướng hàn từ ngoài vào trong. Theo thứ tự hàn này sẽ giảm dần đường đi từ bên ngoài đến vị trí hàn. Hướng hàn từ ngoài vào trong sẽ tránh được biến dạng khi hàn.
Từ những lý do trên quá trình hàn sẽ được liên tục không chịu ảnh hưởng thời tiết khi hàn, không tốn thời gian để xử lý biến dạng hàn nên quả kinh tế sẽ cao.
Hình 3.1: Sơ đồ hàn hai phân đoạn đáy D1 với 3400
3.1.3 Chọn phân đoạn chuẩn thích hợp.
Khi thực hiện đấu lắp tổng thành người ta chọn phân đoạn chuẩn là phân đoạn đáy gần lái vì công việc lắp ráp cân chỉnh ở phần lái nhiều, phức tạp hơn so với phần thân ống. Theo cách chọn này nhằm ý đồ điều tiết được tiến độ lắp ráp phân đoạn chuẩn đến mũi và phân đoạn chuẩn đến lái. Nghĩa là khi đấu lắp xong phần thân ống và tổng đoạn mũi lúc đó công việc đấu lắp phần lái và
thượng tầng cũng hoàn thành. Như vậy công việc lắp ráp tổng thành được hoàn thành và được nghiệm thu cùng một lúc không phải chờ đợi.