Hình 3.3: Nhà chờ đúng tiêu chuẩn quy định……………………………………………… Hình 3.4: Mặt cắt ngang trục ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông sau khi cải tạo

Một phần của tài liệu một số phương pháp quy hoạch trục từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông. (Trang 76 - 83)

thiết phải kèm theo dự báo phát triển quy hoạch đô thị ở tương lai xa.

Căn cứ theo quyết định số 134/ 2001/ QĐ - UB ngày 28 tháng 12 năm 2001 của UBND Thành phố Hà Nội. trong quy hoạch chung xây dựng Huyện Thanh Trì, căn cứ vào TCVN 104 – 2007, vào tầm quan trọng của trục đường, vào các số liệu tính toán lưu lượng phát sinh cho tương lai cụ thể là cho năm 2025:

Lưu lượng năm 2025:

Lượng xcqd chạy thông qua mặt cắt A (địa phận Huyện Thanh Trì): 5556 (xcqd/h) Lượng xcqd chạy thông qua mặt cắt B (địa phận Quận Hà Đông): 7038 (xcqd/ h).

Ta thấy trục đường từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông có bề rộng mặt đường cũng như cấp hạng đường cho toàn bộ trục chưa có sự thống nhất cụ thể là đoạn trên địa bàn Huyện Thanh Trì không đáp ứng được nhu cầu hiện tại, đoạn trên địa phận Quận Hà Đông đúng với cấp hạng đường chính đô thị cấp thứ yếu.

Trục đường đi qua chủ yếu là khu vực đồng bằng, khu ruộng nông nghiêp và một số đoạn đi qua khu dân cư. Trục đường đóng vai trò như đường giao thông chính khu vực kết nối khu Phía Nam với các khu vực khác như Quận Hà Đông là một Quận mới hợp nhất vào Hà Nội. Vì vậy kết hợp với địa hình, chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch trong tương lai, nhu cầu vận tải trong những năm tới do vậy quan điểm quy hoạch ở đây là quy hoạch toàn bộ trục đường thành đường phố chính đô thị cấp thứ yếu với một số tiêu chuẩn sau

Đường 2 chiều

Tốc độ thiết kế: 60 km/ h Mức phục vụ: 0.7

Chiều rộng một làn xe: 3,5 m

Số làn xe tối thiểu : 4 làn, Số làn xe mong muốn: 6 – 8 làn. Tầm nhìn dừng xe tối thiểu: 75 m

Tầm nhìn ngược chiều tối thiểu: 150m Tầm nhìn vượt xe tối thiểu: 750m

Các yếu tố mặt cắt ngang của tuyến (bề rộng mặt đường, bề rộng vỉa hè, dải phân cách..) tuỳ thuộc vào từng phương án mà chúng ta có các kết quả khác nhau. Bề rộng mặt đường không những phụ thuộc vào số làn xe mà còn phụ thuộc vào việc lựu chọn các yếu tố trên, việc làm này đảm bảo khả năng phát triển của tuyến trong tương lai.

3.3: Đề xuất các phương án quy hoạch trục Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông:

3.3.1: Phương án I: Giữ nguyên đường cũ, kết hợp với một số biện pháp cải tạo hạ tầng kỹ thuật:

Vì đây là con đường ngắn nhất nối Hà Đông với khu phía Nam, các phương tiện chỉ có con đường này để đi đến Hà Đông nhanh và tiết kiệm thời gian, xe máy có thể đi đường Linh Đàm, qua Cầu Dậu, tới đường Kim Giang và ra Hà Đông, xe ôtô thì không đi được vì đây là đường nhỏ chỉ khoảng 6m bè rộng ứng với 2 làn xe, nhưng đây là đường vòng do vậy tâm lý nhiều người không muốn đi. Và khi đường vành đai 3 được xây dựng xong sẽ giảm tải một lượng lớn phương tiện cho trục Văn Điển – Hà Đông, và các năm về sau khi các con đường lân cận được quy hoạch mở rộng

thì sẽ thu hút lượng phương tiện khá lớn thông qua nên cũng giảm được một phần lưu lượng giao thông trên trục.

Do đó trên quan điểm là không có con đường nào khác để giảm tải cho trục này nên ta có phương án thứ 1 là giữ nguyên trục hiện tại ( bao gồm bề rộng và số làn xe) chúng ta không mở rộng trục mà thay vào đó là một số biện pháp cải tạo, tổ chức giao thông:

a. Xây dựng, cải tạo một số công trình:

Mặt đường:

Hiện tại bề mặt đường đã xuống cấp, hư hỏng nặng, nền đường bị sụt lún xuất hiện nhiều ổ gà làm giảm khả năng thông hành trên đoạn, và còn gây mất an toàn giao thông ảnh hưởng tới người tham gia giao thông và người dân hai bên đường. Do mặt đường đã xuống cấp nên cũng gây ra tình trạng khói bụi, sương mù làm giảm khả năng nhìn đường của người đi đường do vậy giảm khả năng thông qua trên đoạn. Ta cần làm lại mặt đường trên toàn trục để đáp bảo giao thông. kết cấu mặt đường nên là bê tông nhựa cho phù hợp tiêu chuẩn và đảm bảo kĩ thuật

Vỉa hè:

Vỉa hè mang tính bắt buộc đối với các đường phố, đây là nơi dành cho người đi bộ, trồng cây xanh, bố trí các công trình ngầm phía dưới, ở một số nước châu Âu đôi khi nó còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: đi bộ, để xe máy, hoạt động thương mại với mục đích nhỏ hộ gia đình.

Chiều rộng vỉa hè gồm chiều rộng phần đi lại và các giải phụ khác không dùng để đi bộ. Giải phụ gần lòng đường dùng để bố trí các cột đèn thắp sáng, đèn tín hiệu, biển báo, quảng cáo, bố trí các thùng đựng rác công cộng, rộng từ 0.75 – 1m. Bề mặt của vỉa hè được lát gạch mầu, vừa tạo mỹ quan vừa thuận tiện cho người đi bộ bộ

Trong nhiều trường hợp bề rộng của vỉa hè được tính cả phần đất dự trữ để có thể mở rộng đường trong tương lai. Việc mở rộng bằng cách xén bề rộng vỉa hè.

Tiến hành nâng cấp hệ thống vỉa hè, do chiều rộng từng vị trí vỉa hè trên tuyến là khác nhau do vậy tiến hành nâng cấp vỉa hè trên tuyến phải tùy vào điều kiện địa hình, cũng như điều kiện về diện tích đất mà ta có thể có phương án cụ thể. Do lưu lượng đi bộ trên tuyến không nhiều, khu vực tuyến đi qua khu dân cư ta vẫn giữ nguyên bề rộng vỉa hè là 1.5 (m), khu vực mà tuyến đi qua đồng ruộng thì ta không cần vỉa hè, vì trục giao thông phần lớn đi qua khu đồng ruộng lên chiều dài đường không có vỉa hè lớn, đây cũng như một làn giao thông tạo điều kiện cho giao thông.

Hệ thống ngầm cũng có vai trò rất quan trọng đối với một tuyến đường. Hệ thống ngầm gồm các cống, rãnh thoát nước và hệ thống đường ống dẫn dây điện, công nghệ thông tin chạy dọc theo chiều dài của tuyến

Hiện tại hệ thống dây điện thoại, dây cáp, dây điện, hệ thống thông tin trên trục đều ở tình trạng rối loạn, trên cùng một cột điện tất cả các loại hình dây trên đều “tụ họp” làm mất cảnh quan đô thị, khi chập cháy, sửa chữa thì khó khăn và không an toàn, ta cần bố trí ngầm cho hệ thống dây trên, Hà Nội phần đấu đến cuổi năm 2010 sẽ hạ ngầm các dây trên địa bàn nội thành Hà Nội, do vậy chúng ta cũng cán có chủ trương cải tạo cho kịp với kế hoạch của thành phố

Hệ thống cống thoát nước đang không làm việc tốt ta cần có phương án xây dựng hệ thống cống mới bao gồm cống dọc và cống ngang, xây dựng nhưng cũng không được làm gián đoạn dòng giao thông

Hệ thống biển báo, sơn vạch kẻ đường:

Các biển báo hiệu, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh phải rõ ràng kể cả trong điều kiện ban đêm để lái xe có thể nhận biết rõ ràng.

Sử dụng đúng và có hiệu quả các vạch, các mũi tên chỉ hướng, sơn trên đường. Các bảng hướng dẫn tại các nút giao thông phải được treo trên cao giúp người lái xe có thể nhận biết từ xa để có quyết định điều khiển đúng đắn.

Cần có phân cách hai chiều xe chạy rõ dàng để không còn tình trạng lấn chiếm làn đường của nhau để vựơt xe, các xe có thể chạy an toàn trên phần đường của mình.

Trên đoạn có rất nhiều biển báo đã bị hỏng không còn hoặc đã bị giảm khả năng chỉ dẫn giao thông. Đối với những biển báo đã hỏng ta cần thay mới, những biển báo, chỉ dẫn bị xuống cấp như cong, gẫy, tụt ốc, nghiêng ngả ... ta cần táo dỡ để tu sửa. Cần lắp đặt thêm một số biển báo điều khiển giao thông tại một số nơi chưa có.

Vì lưu lượng giao thông trên trục khá cao mà dọc hai bên đường có rất nhiều trường học, công ty... do vậy cần có hệ thống sơn vạch kẻ đường nhằm đảm bảo người dân có thể qua đường an toàn, làm cho dòng giao thông trên tuyến thông suốt, giảm tai nạn giao thông

b. VTHKCC trên trục

Hiện tại trên trục đường chỉ có hai tuyến xe buýt là 39 và 22 nên số lượng người tham gia vận tải cá nhân lớn đó là nguyên nhân chính làm cho trục đường có mật độ phương tiện lớn và gây ảnh hưởng giao thông, trên trục đường có nhiều công ty, trường học nên số người có nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng cao. tới năm 2025 mật độ lưu thông lớn, số lượng hành khách thông qua trục cao do vậy tôi có một số kiến nghị về hệ thống VTHKCC trên trục sau:

Về hệ thống nhà chờ, biển báo

Khi xe buýt ra vào điểm dừng đỗ, xe buýt thường bị cản trở bởi các phương tiện đi phía trước xe tại phần đường dành cho xe thô sơ. Mặt khác chúng cũng làm ảnh gây khó khăn trong việc tham gia giao thông cho các phương tiện cơ giới cá nhân chủ yếu là xe máy và thô sơ đi sau chúng, điều này làm giảm đáng kể đến tốc độ tham gia giao thông, thậm chí gây mất an toàn giao thông thông tại các điểm dừng đỗ.

Cần có làn đường dẫn vào nhà chờ riêng để tạo điều kiện thông thoáng cho xe buyt vào điểm đón trả khách một số đoạn không có điều kiện để tạo làn đường dẫn cho xe buyt thì ta tổ chức cho xe đón trả khách luôn trên dìa đường, các biện pháp trên nhắm hấp dẫn hành khách tham gia lưu thông bằng phương tiện VTHKCC

Chỗ dừng xe có làn phụ: mặt đường được mở rộng, chỗ dừng xe có chiều rộng tối thiểu là 3m tính từ mép phần xe chạy (nếu có điều kiện về mặt bằng, chiều rộng mở rộng tối thiểu 3m tính từ mép vỉa), bến lấy khách dài 15m, vuốt về hai phía có chiều dài tuỳ thuộc vào loại đường

Hình 3.1: Cấu tạo chỗ dừng xe buýt có làn phụ.

b bÕn lÊy kh¸ch MÐp phÇn xe ch¹y MÐp lÒ ®­êng 3. 0 15.0 a

Chỗ dừng xe không có làn phụ: mặt đường không được mở rộng, chỉ bố trí hệ thống báo hiệu (vạch sơn, biển báo) và một số tiện nghi khác

Hình 3.2: Cấu tạo chỗ dừng xe buýt không có làn phụ.

bÕn lÊy kh¸ch

lµn ngoµi cïng

MÐp phÇn xe ch¹y lÒ ®­êng

MÐp lÒ ®­êng

Cải tạo nâng cấp hệ thống nhà chờ điểm dừng xe buýt đảm bảo tiêu chuẩn phối hợp biểu đồ chạy xe đối với xe buýt . Ta cần xây dựng hệ thống nhà chờ hiện đại, có mái che, tạo điều kiện an toàn cho hành khách lên xuống, cần lưu y tới hành khách tàn tật khó lên xuống những bậc cao, nên cần xây dựng nhà chờ sao cho mặt nền nhà chờ bằng với thềm xe buyt.

Về phương tiện vận tải công cộng:

Hiện tại trên trục đường có tuyến xe buyt 39 (BX Nước Ngầm – CV Nghĩa Đô) chạy qua và trên địa phận Quận Hà Đông là tuyến số 22 (Viện 103 – BX Kim Mã).

Xe 39 là loại xe: Daewoo BS090DL. Số lượng xe hoạt động và xe đang được bảo dưỡng là30 xe, đây là loại xe có sức chứa khá lớn, có sức chứ 60 chỗ.

Giãn cách chạy xe là 5 phút/ chuyến, nhưng thường chạy không đúng lịch trình hay chậm giờ có những khi vào giờ cao đỉêm có thể lên tới 30 phút/ chuyến, việc này làm cho hành khách phải chờ đợi gây tâm lý khó chịu khi đi xe buyt.

Xe 22 là loại xe: Mercedes Euro II 80 chỗ đây là loại xe buyt có sức chứa lớn có thể chứa tới hàng trăm người vào giờ cao điểm.

Tương lai nhu cầu lưu thông trên trục cao, số lượng người có nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng tăng lên do đó ta cần có giải pháp cho vấn đề này,

Sau khi đã cải tạo lại đường như trên đã nói thì ta nên đưa xe buyt có sức chứa lớn vào thay thế cho xe 39 tăng khả năng vận chuyển cho loại hình này, tăng cường đồ vận chuyển, giảm thời gian giữa các chuyến xe. Xe 22 ta vẫn giữ nguyên. Ta cần chú trọng vào chất lượng vận chuyển, đào tạo nhân viên lái xe, bán vé có thái độ lịch sự, lái xe an toàn. Ta dần hướng người tham gia vận tải cá nhân sang loại hình vận tải công cộng, trong tương lai nên lấy vận tải hành khách công cộng làm chính trên trục này:

d. Cải tạo nút giao thông.

Nội dung của phần này được phân tích ở phần 3.3.4

Vì đây là đoạn đường vắng cho nên đa số người tham gia giao thông không chịu tuân thủ các quy định giao thông như chạy quá tốc độ cho phép, không đội mũ bảo hiểm, xe không gương, chở quá số người, thồ hàng cồng kềnh...

Do đó ngoài các biện pháp cải tạo cho trục đường trên ta còn cần sự phối hợp của công an giao thông để điều khiển dòng giao thông, việc điều khiển này đóng vai tró rất quan trọng khi mà có những bất cập, ánh tắc xảy ra.

Tại ngã ba Văn Điển còn cần sự điều hành của các nhân viên đường sắt đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Một phần của tài liệu một số phương pháp quy hoạch trục từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông. (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w