Hình 2.8: Bãi đỗ xe tĩnh bên cạnh trục Văn Điển – Hà Đông………………………………

Một phần của tài liệu một số phương pháp quy hoạch trục từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông. (Trang 57 - 76)

phải chú ý đến cấp hạng đường để xác định số làn xe, chiều rộng mỗi làn, khả năng thông hành (KNTH)... Khi quy đổi ra xe cũng cần căn cứ vào cấp hạng đường để chọn hệ số quy đổi cho đúng. Do vậy xác định cấp hạng đường là rất qua trọng trong quy hoạch trục giao thông.

2.4.3: Vị trí tuyến đường.

Hình 2.1: Trục đường Nghiên cứu

“ Nguồn “ Google earth”

Trục đường từ Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông đi qua Huyện Thanh Trì và một phần nằm trên địa bàn Quận Hà Đông. Có chiều dài khoảng 7,58 km, hiện tại trục đường không có sự thống nhất, đồng bộ về cấp hạng cũng như về không gian, bề rộng lòng đường. Đoạn nằm trên địa bàn quận Hà Đông là đoạn đường mới, được xây dựng, có bề rộng từ 35m ÷ 40m, cở sở hạ tầng kỹ thuật trên trục đầy đủ và hiện đại. Đoạn trên địa bàn huyện Thanh Trì là đoạn đường nhỏ với bề rông lòng đường từ 6m ÷ 7m, hạ tầng kỹ thuật trên đoạn không đủ và đã xuống cấp. chính vì lý do đó em xin chia trục thành 2 đoạn giao thông để tiện việc nghiên cứu, quy hoạch sau này

- Đoạn I qua địa phận Huyện Thanh Trì:

+ Điểm đầu: Ngã Ba Văn Điển, giao của đường chính quốc lộ 1A (đường Giải Phóng) và đường Phan Trọng Tuệ mới.

Chiều dài L = 5,58 km trong đó đường Phan Trọng tuệ dài khoảng 4 km nối tiếp với nó là đường Cầu Biêu dài 1,58 km

Hình 2.2: Ngã Ba Văn Điển

Hình tự chụp 22/03/2009 “ Nguồn Google earth”

- Đoạn II: Qua địa phận Thành Phố Hà Đông

+ Điểm cuối: Ngã Tư Hà Đông. Đoạn này qua thành phố Hà Đông là giao của đường Nguyến Trãi (QL 6 ) với đường Phùng Hưng, chiều dài khoảng 2km với bề rộng mặt đường từ 30 ÷ 35m

Hình 2.3: Ngã Tư Hà Đông

Ngã Ba Văn Điển

Hình tự chụp 22/03/2009 “ Nguồn Google earth ”

═ ═ ►Tổng chiều dài trục đường: L = 7.58 km.

2.4.4: Cơ sở hạ tầng trên trục đường:

a. Tình trạng mặt đường, và tình trạng thoát nước trên tuyến: Đoạn 1:

Mặt đường có bề rộng không đều nhau, có nhiều nút thắt cổ chai, nói chung là quá nhỏ so với lưu lượng xe cộ qua nó, Btb từ 6m ÷ 7m (Tương ứng với 2 làn xe), trên đoạn có nhiều nút thắt cổ chai ảnh hưởng rất lớn tới dòng giao thông. Đường 2 làn xe chạy không có phân cách giữa do vậy các phương tiện phải chiếm làn đường ngược chiều để tránh vượt nhau gây ùn tắc và mất an toàn giao thông,

Hình 2.4: Trắc ngang bề mặt đường đoạn qua địa phận Huyện Thanh Trì

3.5m 3.5m

1.5m 1.5m

Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa. Hiện nay chất lượng mặt đường đang xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều rạn nứt và ổ gà làm giảm tốc độ giao thông trên tuyến và mất an toàn giao thông, đặc biệt vào mùa mưa khi mặt đường không thoát được nước gây bất tiện cho việc đi lại

Từ lâu trục đường đã trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường đã hư hỏng nhiều đoạn rạn nứt bong bật, lề bị sụt, thu hẹp mặt đường ảnh hưởng đến giao thông của tuyến đặc biện là đoạn trên địa phận Huyện Thanh Trì, trong khi đó lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, nên tại đây thường xuyên xảy ra ùn tắc, TNGT và và ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên con đường.

Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch của Hà Nội. Nối khu phía Nam Hà Nội với Quận Hà Đông, và vùng lân cận, Trên trục đường có rất nhiều công ty, cơ quan, xí nghiệp, trường học. Đặc biệt, mỗi ngày có hàng ngàn lượt phương tiện tham gia giao thông, trong đó phần lớn là xe máy và xe ôtô tải tải trọng lớn chạy qua nên không thể tránh được sự quá tải. Sự quá tải của các phương tiện giao thông đã làm con trục đường ngày càng bị xuống cấp, áo đường vỡ, nền đường thị bị sụt, lún tạo ra những ổ gà khá lớn.

3.5m 3.5m 1.5m 6.0m 3.5m

3.5m 1.5m

6.0m

Về mùa hè trời nắng thì khói bụi đường hòa vào không khí, làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và cuộc sống của người dân ở hai bên đường. Khói, bụi làm che mất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện gây nên rât rễ gây ra tai nạn và thực tế đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường này. Hầu như ngày nào trên đoạn đường này cũng xảy ra vài vụ đổ xe hoặc va chạm do tránh ổ gà, nguy hiểm hơn là TNGT

Vào mùa mưa thì xảy ra hiện tượng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước ở đây đã quá cũ không đáp ứng được khi có mưa to xảy ra. Trên toàn bộ chiều dài trục đường chỉ có một số đoạn có cống ngang và hầu như không có cống dọc, trời mưa nước thoát bằng cách chảy xuống các mương, máng dọc theo trục, nhưng thường một lượng nước khá lớn không thoát được do bị chứa trong các ổ gà tạo nên những ao cá “mini”.

Đoạn 2:

Đây là con đường mới xây dựng trên địa phận Quận Hà Đông, mặt đường bằng bê tông nhựa khá rộng gồm có mỗi bên 3 làn xe chạy và giải phân các giữa, hành lang vỉa hè hai bên khá rộng, đáp ứng được nhu cầu lưu thông của các phương tiện ở hiện tại và trong vài chục năm sau, Btb = 30 ÷ 35 m, chiều dài L = 2 km.

Hình 2.5: Trắc ngang bề mặt đường đoạn qua địa phận Hà Đông

Mặt đường nhìn chung là ko có hư hỏng gì đáng kể, hệ thồng thoát nước hai bên làm việc khá tốt, mối khi có mưa nước được thoát bằng các cống dọc và ngang do đó bề mặt đường luôn xạch đẹp, khô dáo đoạn đường có đầy đủ hệ thống chiếu sáng, cây xanh, đáp ứng được yêu cầu mỹ quan đô thị

b. Hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, đèn tín hiệu và dải phân cách:

Trên trục đường hệ thống biển báo, chỉ dẫn… thiếu nhiều và phần lớn là hư hỏng như bong sơn, mờ sơn, tụt đinh treo, đổ gãy… gồm nhiều loại biển báo giao thông nhưng nói chung là có 2 loại đường bộ và đường sắt, biển báo đường sắt được bố trí ở ngã ba Văn Điển do đây là hành lang đường bộ giao với đường sắt. biển báo đường bộ dọc theo trục đường

Trên toàn trục chỉ có duy nhất là ngã tư Hà Đông là có sử dụng đèn tín hiệu còn đâu phần lớn các nút giao khác là nút giao nhỏ không sử dụng đèn tín hiệu mà sử dụng sơn vạch kẻ đường và biển báo để điều khiển dòng giao thông.

Đoạn 1 trên địa bàn quận Hà Đông có dải phân cách giữa rộng 2m còn trên đoạn 2 không có dải phân cách giữa do bề rộng đường nhỏ, các xe chạy tràn sang phần đường bên kia gây mất ATGT

c. Hiện trạng cầu cống trên trục đường:

Trục giao thông giao cắt với sông Tô Lịch và nhiều nhánh của nó, do đó trên trục có khá nhiều cầu đây chủ yếu là những cầu được xây dựng từ lâu đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo an toàn và khả năng thông xe như cầu Tó, Cầu Biêu … Người dân quanh khu vực cầu đã không còn cảm thấy lạ với nhiều vụ tai nạn tại đây, cầu Biêu là điểm đen trên trục giao thông.

Hiện nay cầu Tó đang được xây dựng mới dòng giao thông tạm thời chạy qua cầu tạm là cầu dùng để phục vụ dòng giao thông trong khi cầu chính được xây dựng,

Hình 2.6: Công trường xây dựng Cầu Tó.

Cầu Bươu vẫn chưa được xây dựng mới mà chỉ được gia cố lại để phục vụ dòng giao thông, đây là biện pháp tạm thời không thể dùng lâu được ta cần có phương án xây dựng mới để có thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông qua cầu trong tương lai, các cầu nhỏ trên trục cũng chỉ được gia cố lại chứ chưa được xây mới.

d. Cơ sở hạ tầng vận tải hành khách công cộng trên trục.

Trên đoạn có rất nhiều điểm thu hút lưu lượng vận tải HKCC như bệnh viên 103, trường học viện Quân Y, và rất nhiều các công ty, xí nghiệp do vậy khả năng phát triển loại hình này ở đây là khá cao nhưng hiện tại Trên đoạn 1 chỉ có duy nhất xe 39 (Bến xe Nước Ngầm – Công viên Nghĩa Đô) chạy qua hiện tại khả năng đáp nhu cầu vận tải HKCC của riêng tuyến 39 là còn thiếu, trên đoạn 2 cũng chỉ có duy nhất xe 22 (Viện 103 - Bến xe Kim Mã) và cũng là bến xe 22, bến xe

nằm gần bệnh viện 103, xe xe đỗ sát 2 bên đường gây cản trở giao thông và mỹ quan đô thị. khoảng cách giữa các bến khoảng 800 ÷ 1000 m. Hệ thống nhà chờ không có, chỉ là những điểm đợi xe buýt không có mái che rất bất tiện khi trời mưa, nắng, chất lượng dịch vụ của hệ thống VTHKCC tai đây chưa cao.

e. Công trình phục vụ người đi bộ:

Trên địa bàn quận Hà Đông nơi tập trung của nhiều trường học, cơ quan xí nghịêp nên nhu cầu qua đường ở đây rất cao, qua việc đếm lượng người qua đường ở đây vào ngày 20/3/2009 ta thấy lượng người có nhu cầu qua đường ở đây rất cao ( 378 người/ giờ) đoạn gần bện viện Quân Y 103, học viện Quân Y có xây dựng cầu dành cho người đi bộ đây là loại cầu ghép sắt xây dựng nhanh, đáp ứng nhu cầu qua đường và là nơi trú mưa, hóng mát rất tốt cho mọi người

Hình 2.7: Cầu cho người đi bộ trên địa bàn quận Hà Đông:

f. Hiện trạng nút giao thông trên trục.

Trên trục có khá nhiều nút nhưng chỉ là những nút giao đống mức, phần lớn các nút giao là giữa ngõ nhỏ và trục, có 2 nút giao lớn đó là nút ngã ba Văn Điển và nút ngã tư Hà Đông.

Nút ngã tư Hà Đông Đây là nút tổ chức đèn tín hiệu 2 pha với đảo dẫn hướng cho phương tiện rẽ phải, hiện tại đang đảm nhiệm, điều khiển dòng giao thông khá tốt

Nút ngã ba Văn điển là hành lang giao thông giữa đường bộ và đường sắt tại đây có một trạm điều hành an toàn tại nút, Trạm có nhiệm vụ điều khiển dòng giao thông và hướng dẫn dòng khi có tàu chạy qua

Vì đây là trục giao thông liên tục nên không có các bãi đỗ xe hai bên đường, Nhu cầu về bãi đỗ xe tĩnh ở khu vực này khá cao do khu vực có nhiều điểm tập trung phương tiện lớn, tương lai khi trục đường được quy hoạch thì nhu cầu về bãi đỗ ở đây tăng cao huyện Thanh Trì đã có quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe tĩnh rộng 20 ha trên địa bàn xã Tam Hiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về bãi đỗ cho quận Hà Đông và huyện Thanh Trì, hiện nay đã giải phóng mặt bằng, san nền và đang chuẩn bị tiến hành xây dựng.

Liệu trong tương lai với diện tích 20 ha bãi đỗ xe có thể đáp ứng được bao nhiêu % nhu cầu về đỗ xe trong khu vực, do có nhiều hạn chế về thời gian, nguồn vốn và nhiều lý do khác mà đố án không nghiên cứu kĩ vấn đề này.

Hình 2.8: Bãi đỗ xe tĩnh bên cạnh trục Văn Điển – Hà Đông

2.5: Hiện trạng sử dụng đất hai bên đường:

Trục đường chủ yếu chạy qua khu vực nông thôn, đồng ruộng với quỹ đất rộng lớn rất tiện cho việc quy hoạch phát triển của trục đường sau này.

Hành lang hai bên đường bị các hộ dân lấn chiếm làm đất kinh doanh, buôn bán làm cho quỹ đất dành cho giao thông trên trục vốn đã ít nay lại càng ít hơn, khi lưu lượng giao thông cao các xe tránh nhau thường phải đi sát vào hai bên mép đường, gây ảnh hưởng cho chính các hộ gia đình xung quanh mặt khác do đi sát hai bên lên cũng làm cho các xe đằng sau không có khả năng tránh vượt, khả năng tắc đường trở lên cao hơn và một khi đã tắc thì mất rất nhiều thời gian để dòng xe có thể thông thoát.

Vấn đề nảy sinh khi quy hoạch trục giao thông là khi lấy đất nông nghiệp làm đường thì các hộ gia đình có đất trong diện quy hoạch sẽ làm gì khi đất nông nghiệp của họ bị mất? các hộ gia đình có đất trong diện giải toả lấy đất mở đường sẽ tái định cư ở đâu? Nhân dân ta từ xưa đã có câu “an cư lạc nghiệp” người dân có chỗ ở ổn định thì mới có tâm lý làm giầu, trong phạm vi

của đồ án xin và khả năng của người làm đồ án xin không đề cập đến vấn đề này, mà dành cho các cơ quan có chức năng và khả năng giải quyết, đồ án chỉ nghiên cứu xem xét số diện tích bị giải phóng mặt bằng khi trục được quy hoạch.

2.6: Hiện trạng tham gia GT trên trục đường từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông. 2.6.1: Phương pháp thực hiện thu thập số liệu.

- Xác định các điểm đếm lưu lượng giao thông:

Với mục đích xác định lưu lượng giao thông hiện tại và dự báo lưu lượng tương lai của trục đường nghiên cứu, căn cứ vào hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hai đoạn và lưu lượng vận tải trên từng đoạn có khác nhau do đó việc tiến hành quy hoạch cải tạo cũng có những điểm khác nhau. Chính vì vậy em chọn địa điểm để tiến hành đếm lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến như sau: Điểm A (trên địa phận huyện Thanh Trì) đếm cách Ngã Ba Văn Điển 200 m. Điểm B (trên địa phận Quận Hà Đông) đếm cách Ngã Tư Hà Đông 200m

Mặt khác trục đường từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông giao cắt với các đường ngõ, xóm nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến lưu lượng dòng giao thông chính.

- Các thời điểm tiến hành điều tra:

Với vị trí là đường trục chính giao thông nối khu phía Nam Thành Phố với Quận Hà Đông mới thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc kế nối Hà Nội mới do đó lưu lượng giao thông lưu thông trên trục đường là rất lớn nhưng chỉ tập trung vào giờ cao điểm sáng và chiều mà thôi. Do vậy các buổi điều tra được thực hiện vào giờ cao điểm sáng (từ 7h – 8h) và giờ cao điểm chiều (từ 17h – 18h), đếm lưu lượng trên cả hai chiều nhằm đánh giá được lưu lượng giao thông thông qua lớn nhất. Sau đó lựa chọn giờ cao điểm có lưu lượng giao thông lớn nhất để tiến hành dự báo. Theo quan sát thực tế thì vào buổi sáng là có lưu lượng thông qua lớn nhất do đó em chỉ tiến hành đếm lưu lượng vào buổi sáng, với việc quan sát thực tế ta có thề giảm được phân nửa khối lượng công việc do đó tích kiệm được một lượng không nhỏ nguồn vốn để điều tra.

2.6.2. Kết quả của quá trình điều tra hiện tại.

Bảng 2.3: Lưu lượng giao thông vào giờ cao điểm sáng qua mặt cắt A theo 2 chiều

Giờ Phút đạpXe máyXe Ô tô con

Xe buýt Xe tải Bus nhỏ Bus lớn Xe tải có 2 trục Xe tải từ 3 trục trở lên Xe kéo móc, xe buyt có khớp nối, xe container 7 0 – 15 134 1105 72 0 6 37 26 8

7 15 – 30 121 975 65 0 5 34 20 6

7 30 – 45 115 963 61 0 6 29 19 7

7 45 –8:00 104 896 50 0 5 26 14 5

Tổng 475 3939 248 0 22 126 79 26

“số liệu tự điều tra ngày 20/3/2009”

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu phương tiện trong giờ cao điểm sáng qua mặt cắt A

Bảng 2.4: Lưu lượng giao thông vào giờ cao điểm sáng qua mặt cắt B theo 2 chiều

Giờ Phút Xe đạp Xe máy Ô tô con Xe buýt Xe tải Bus nhỏ Bus lớn Xe tải có 2 trục Xe tải từ 3 trục trở nên Xe kéo móc, xe buyt có khớp nối, xe container 7 0 – 15 142 1201 85 0 13 49 29 8

Một phần của tài liệu một số phương pháp quy hoạch trục từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông. (Trang 57 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w