Nội. Hiện nay là điểm đầu cuối của 8 tuyến xe buýt và có 8 tuyến thông qua.
Điểm đỗ xe Nguyễn Công Trứ: Đây là điểm đỗ xe buýt mới được quy hoạch. Tuy nhiên mới là điểm đầu cuối của tuyến xe buýt số 23.
Điểm đỗ xe Nội Bài: Điểm đỗ xe này nằm ở khuôn viên của sân bay Nội Bài, thuận lợi cho hành khách từ sân bay đi vào nội thành.
Điểm đỗ xe Ga Hà Nội: Đây là điểm trung chuyển quan trọng phục vụ hành khách từ Ga Hà Nội đi các nơi.
Bến xe Kim Mã: Có diện tích 3724m2. Trước đây, nó là một bến xe phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh. Nó nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội nên thường xuyên làm cản trở giao thông, gây ách tắc giao thông. Hiện nay bến xe Kim Mã chỉ là điểm đỗ dành riêng cho xe buýt.
b, Hành vi thàm gia giao thông của người dân.
Do thiếu hụt về cơ sở hạ tầng giao thông cộng với tình trạng đào xới lòng đường viả hè đã là giảm khả năng thông qua của các trục đường,
gây tai nạn và ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Tình trạng đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè bị lấn chiếm vừa làm giảm diện tích lòng đường vừa mất mĩ quan đô thị.
Cơ cấu phương tiện hỗn hợp với nhiều loại phương tiện với các tính năng khác nhau gây khó khăn trong việc tổ chức giao thông.
Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian gần đây diễn biến theo chiều hướng tốt: số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 11 tháng 2008 là 920 vụ (giảm 8% so cùng kỳ năm trước) làm chết 693 người (giảm 3%) và làm bị thương 492 người (giảm 36%).
2.2.1.2. Hiện trạng giao điểm trung chuyển. chuyển.
a, Hiện trạng cơ sở hạ tầng các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội.
- Điểm dừng, nhà chờ, pano:
Trên toàn mạng có 1029 điểm dừng, 190 nhà chờ và 26 pano.
Trong thời gian đầu, việc bố trí điểm dừng ưu tiên mục tiêu thuận lợi để thu hút khách hang. Nhưng trong điều kiện tăng trưởng rất nhanh về hành khách, mật độ giao thông cao và tần suất các tuyến xe buýt hiện nay đã bộc lộ những bất cập về vị trí các điểm dừng làm
Hình (2.2): Biểu đồ cơ cấu phương tiện trên 9 trục đường chính Hà Nội
giảm hiệu quả khai thác phương tiện và khó khăn trong quá trình vận hành của lái xe, nhiều trường hợp là nguyên nhân của mất an toàn giao thông.
Các điểm dừng, nhà chờ hiện nay vẫn chưa xây dựng công trình tạo khả năng tiếp cận của người khuyết tật đối với xe buýt.
- Điểm đầu cuối, điểm trung chuyển.
Hiện có 31 điểm đầu cuối trên địa phận Hà Nội, trong đó có 12 điểm là có vị trí đỗ riêng, còn lại 19 điểm phải đỗ tạm trên lòng đường.
Trong các điểm đầu cuối có vị trí đỗ riêng, chỉ có một số tại các bến xe là được phân khu, quy hoạch hợp lý, còn lại hầu hết chỉ là có sân bãi đỗ không có công trình phụ trợ, tại các vị trí tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất kỳ lúc nào, đây là bất cập lớn nhất cho hoạt động xe buýt. Các vị trí được sắp xếp thứ tự nơi đỗ và nơi đón khách an toàn như: Bến xe Giáp Bát, bến xe Gia Lâm, bế xe Hà Đông, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bãi đỗ xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Gia Thuỵ, bãi đỗ xe Kim Ngưu,…
Các điểm trung chuyển trên thường được kết hợp với các điểm dừng nơi tập trung nhiều xe buýt đi qua, không có công trình phụ trợ. Tại một số điểm trung chuyển lớn, tần suất hoạt động của các tuyến buýt cao nhưng chỉ có điểm 1 dừng xe buýt nên xảy ra tình trạng các xe buýt phải chờ nối đuôi nhau vào điểm dừng gây ùn tắc giao thông.
Bảng (2.2): Các điểm trung chuyển của thành phố Hà Nội .
TT Vị trí Điểm đầu cuối các tuyến Tổng số tuyến
1 Bến xe Giáp Bát 3,16,21,25,28,29,32,37 8
2 Điểm đỗ Long Biên 1,4,8,15,17,33,36 7
3 Điểm đỗ Trần Khánh Dư 2,7,10,19,20,35 6
4 Bến xe Hà Đông 1,19,17,37 4
5 Bến xe Kim Mã 7,12,13,18,20 5
6 Bên xe Nam Thăng Long 25,27,35,38 4
7 Bến xe Gia Lâm 3,22,34 3
8 Bãi xe Kim Ngưu 26,30,38 3
9 Bến xe Mỹ Đình 13,16,34 3
Các bến xe Giáp Bát, bến xe Hà Đông, bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình là các bến xe liên tỉnh có nhiệm vụ trung chuyển hành khách giữa vận tải liên tỉnh và vận tải nội đô. Tại bến xe có khu vực dành riêng cho hoạt động buýt nhưng do giới hạn về diện tích bến nên khu vực dành riêng cho vận tải buýt rất hạn chế.
Hiện nay đang triển khai dự án cải tạo và tổ chức giao thông điểm trung chuyển Long Biên và xây dựng mới bến xe Yên Nghĩa trên địa phận huyện Thường Tín.
b, Hành vi tham gia giao thông tại các điểm dừng điểm trung chuyển.
- Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có trục đường
Nguyễn Trãi có đường dành riêng cho xe buýt còn lại các phương tiện buýt tham gia giao thông cùng với các phương tiện khác. Phương tiện buýt phải đi trên làn đường ôtô (làn đường cách xa vỉa hè nhất) nên khi vào đón trả khách tại các diểm dừng thì phải tạt vào làn đường gần vỉa hè do đó có tác động
tới dòng giao thông. Các tác động có thể nói tới ở đây là tăng xung đột tiềm ẩn, làm giảm vận tốc dòng xe.
- Hiện tượng vào bến không hiệu quả của xe buýt xảy ra nhiều trên các trục đường nhất là những giờ thấp điểm. Đó là trường hợp xe và bến mà không có khách lên cũng không có khách xuống. Hiện tượng này cần phải nghiên cứu để làm giảm thiếu thời gian chạy xe.
- Tại các giờ cao điểm vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng các phương tiện buýt đi nối hàng dài trên đường nguyên nhân chính là do tắc nghẽn giao thông.