Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty VINECO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hoạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 50 - 51)

T ng Giám ổ đốc: là người lãnh đạ đề o, iu hành ho tạ động kinh doanh hàng ngày c a công ty; ch u trách nhi m trủịệước H i ộ đồ ng thành viên v vi c th c hi n cácề ệựệ

2.2.2.Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty VINECO

Để sản xuất và lắp ráp tổng đài điện tử NEAX61∑, NVL trong Công ty có khoảng hơn 600 chủng loại, được chia thành hai đối tượng lớn: nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Trong đó:

Nguyên vật liệu chính: là NVL khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. NVLC của đơn vị được chia làm tám nhóm lớn dựa trên cơ sở công dụng kinh tế - kỹ thuật của vật liệu:

- Nhóm vật tư A (Các thiết bị lắp ráp - Materials), gồm 557 loại chi tiết: bảng mạch, thiết bị kết nối, điôt, transito, khung giá, giá treo, tấm cách điện, đai sắt,...

- Nhóm vật tư B (Các bảng mạch - Card), gồm 49 loại chi tiết. - Nhóm vật tư C (Unit & Card) gồm 11 loại chi tiết.

- Nhóm vật tư H (Các thiết bị điều khiển – Installation materials) gồm 12 loại chi tiết.

- Nhóm vật tư F (Các thiết bị nguồn – Power equipment) gồm 17 loại chi tiết. - Nhóm vật tư J (Phần mềm – Software) gồm 8 loại chi tiết.

- Nhóm vật tư E (Các chi tiết dùng để lắp đặt hệ thống tổng đài – Maintenance tools)

- Nhóm NVL mua từ thị trường Việt Nam được chia thành nhóm nguyên vật liệu H-4 và G, chủ yếu là các loại pin, đồng hồ,...

Nguyên vật liệu phụ: là NVL khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm nhưng nó có thể kết hợp với NVLC tạo

thành một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc tạo điều kiện để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi hơn. NVLP của Công ty chiếm số lượng ít trong tổng số NVL, bao gồm: bulông, ốc vít, bột hàn, dây buộc, băng dính, keo dán... thường có giá trị thấp và được nhập mua từ thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Công ty còn theo dõi NVL theo nguồn gốc xuất xứ của chúng: theo đó, NVL được chia thành:

• NVL nhập khẩu (chủ yếu nhập từ thị trường Nhật Bản)

• NVL nhập mua từ thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hoạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 50 - 51)