Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty VINECO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hoạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 43 - 45)

T ng Giám ổ đốc: là người lãnh đạ đề o, iu hành ho tạ động kinh doanh hàng ngày c a công ty; ch u trách nhi m trủịệước H i ộ đồ ng thành viên v vi c th c hi n cácề ệựệ

2.1.5.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty VINECO

Hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý là một trong những nhân tố quan trọng cốt lõi quyết định tới sự thành bại của một công ty. Sự tổ chức, phân quyền, phân công, phân nhiệm một cách hợp lý, khoa học, rõ ràng, không chồng chéo chính là chìa khoá đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty được bình thường, thống nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật và đạt hiệu quả hoạt động cao đồng thời đảm bảo không có sự thất thoát về tài sản của công ty.

Bộ máy kế toán của công ty nhìn chung được tổ chức gọn nhẹ và tập trung tại phòng kế toán. Hiện nay, bộ máy kế toán được tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.03:Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty VINECO

Mọi hoạt động về kinh tế, tài chính của công ty được phản ánh về phòng kế toán.

Tại phòng kế toán, quan hệ giữa kế toán trưởng với các nhân viên kế toán trong phòng là quan hệ theo phương thức điều hành trực tiếp, kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán của phòng.

Chức năng, nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán: Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ và lao động tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán nguyên vật liệu

Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và doanh thu tiêu thụ kiêm thủ quỹ Kế toán trưởng Không đạt tiêu chuẩn Đạt tiêu chuẩn Xuất NVL lắp đặt

Kế toán trưởng (trưởng phòng): là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của công ty, tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty về chuyên môn kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, phân công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác của các nhân viên kế toán trong phòng, đồng thời kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ tài chính, chính sách của tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh, thông qua và ký duyệt tất cả các chứng từ thu, chi cũng như các báo cáo kế toán, hợp đồng kinh tế.

Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi và thanh toán toàn bộ công nợ của các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ công ty, các nhân viên trong công ty, theo dõi công nợ với ngân hàng về các khoản tiền gửi, tiền mặt, tiền vay của công ty.

Kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ theo dõi việc mua bán NVL với các nhà cung cấp trên sổ chi tiết, theo dõi tình hình biến động nhập, xuất, tồn của NVL, phản ánh chính xác tình hình nhập xuất về mặt số lượng, chi tiết theo từng chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại NVL, tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá thực tế của từng loại NVL cuối tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.

Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và doanh thu tiêu thụ kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ tập hợp, phân bổ chính xác kịp thời các loại chi phí sản xuất theo các đối tượng hạch toán và đối tượng tính giá thành; tính toán chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; đồng thời theo dõi việc mua bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ với các khách hàng trên sổ chi tiết và xác định chính xác doanh thu tiêu thụ, doanh thu cung cấp dịch vụ trong kỳ; kiêm nhiệm vụ của thủ quỹ: bảo quản quỹ tiền mặt, thu, chi tiền khi đủ thủ tục chứng từ.

Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ và lao động tiền lương: có nhiệm vụ tính tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT… cho nhân viên trong công ty, tổng hợp tình hình thanh toán tiền lương, thưởng, BHXH… của toàn công ty; quyết toán BHXH với cơ quan nhà nước; theo dõi nguyên giá, tính khấu hao và theo dõi giá trị còn lại cũng như sự biến động về TSCĐ trong toàn công ty; tập hợp số liệu và lên các báo cáo tổng hợp.

Công ty sử dụng phần mềm kế toán EFFECT trong việc hạch toán kế toán và quản lý các đối tượng hạch toán kế toán.

Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận khác trong công ty là mối quan hệ qua lại, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau:

Phòng kế toán cung cấp các thông tin kế toán cần thiết cho các bộ phận khác làm cơ sở để thực hiện chức năng nhiệm vụ của bộ phận đó, đồng thời phòng cũng là nơi nhận, lập, thông qua, luân chuyển, lưu các chứng từ và tài liệu cần thiết liên quan đến mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Các bộ phận khác trong công ty có nhiệm vụ cung cấp các chứng từ, số liệu, tài liệu liên quan hoạt động của bộ phận mình cho phòng kế toán để đảm bảo mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hoạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 43 - 45)