Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 64 - 67)

Mặc dù chỉ là chi nhánh cấp hai, tuy nhiên, MB Láng Hạ được đánh giá là chi nhánh năng động, đã có những bước đi tự cải tiến hoạt động cho vay. Trong đó, thành công lớn nhất là xây dựng hệ thống thông tin khách hàng nội bộ. Mặc dù hệ thống thông tin còn rất thô sơ, chỉ được xây dựng nội bộ bởi chính các nhân viên tín dụng của chi nhánh, nhưng hệ thống đã góp phần nâng cao chất lượng thẩm định, rút ngắn thời gian thẩm định và trở thành dữ liệu quan trọng.

Hệ thống thông tin khách hàng này mới chỉ được xây dựng theo những thông tin cơ bản mà trong quá trình cho vay cán bộ tín dụng thu thập được, được chia thành các chỉ tiêu đánh giá. Các thông tin này được bổ sung mỗi khi có hoạt động kiểm soát hay có thêm các khoản vay.

Tuy nhiên, do còn mức độ nội bộ nên hệ thống này còn khá sơ sài. Các thông tin dựa chủ yếu trên các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được khi thẩm định chứ chưa có bộ phận chuyên trách thu thập.

Hiện nay, thông tin về khách hàng mới của chi nhánh vẫn được sử dụng chủ yếu ở các thông tin tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng CIC thuộc ngân

thường xuyên, chỉ mang tính chất kiểm tra chứ chưa thể cung cấp thông tin chất lượng cao được.

Việc nâng cao hệ thống thông tin là trách nhiệm của toàn hệ thống cũng như toàn hệ thống ngân hàng Quân Đội. Đây là hoạt động khó khăn, quy mô và cần sự đầu tư lâu dài.

3.2.2. oàn thiện cơ chế cho vay đối với DNVVN:

Trong chính sách tín dụng của ngân hàng TMCP Quân Đội có xác định rõ ràng về vị trí của cho vay đối với DNVVN, đó là phát triển cho vay có chọn lọc với các DNVVN. Và đối với chi nhánh, ngân hàng đã đề ra nhiệm vụ cụ thể: phát triển tập trung cho vay các DNVVN.

Tuy nhiên, trong cơ chế cho vay theo quy định, cũng như trong các nghị quyết của ngân hàng, không có quy định nào về sự khác biệt trong quy chế cho vay đối với DNVVN, mặc dù loại hình này có nhiều đặc điểm đặc trưng khác biệt. Một chính sách cho vay hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng vì đóng góp của loại hình này vào lợi nhuận của ngân hàng ngày càng tăng.

Thủ tục cho vay đối với các DNVVN hiện nay vẫn còn nhiều khâu phức tạp. Mất nhiều thời gian cho việc xét hồ sơ, thủ tục về mặt giấy tờ. Đảm bảo quy trình là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng, nhưng quy trình đó phải phù hợp và nhanh gọn. Quy trình tín dụng nhanh gọn nhưng cũng vẫn phả chặt chẽ , chi tiết, xây dựng từ trên xuống và được phân định trách nhiệm rõ ràng tới các phòng ban, cán bộ. Vì vậy, ngân hàng cần tiếp tục đưa ra những nghị quyết hoàn thiện, cụ thể hơn trong quy định về quy chế, quy trình cho vay đối với DNVVN để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro đối với các DNVVN:

Công tác đánh giá rủi ro được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thẩm định tín dụng. Hoạt động đánh giá rủi ro không chỉ được thể hiện qua những đánh giá của cán bộ tín dụng về doanh nghiệp, mà còn được hệ thống hóa thông qua bảng chấm điểm tín dụng của ngân hàng.

Thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng từ những thông tin khách hàng mà ngân hàng xếp loại khách hàng theo những mức rủi ro tín dụng tiềm ẩn khác nhau. Điểm tín dụng cũng là một trong những tiêu chí quan trọng xét cấp vốn. Hệ thống thông tin cũng sẽ thường xuyên chấm điểm khách hàng khi có thông tin cập nhật về khách hàng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của khách hàng.

Có thể nói, công tác đánh giá rủi ro khách hàng đóng vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng cho vay, đặc biệt là các DNVVN với đặc điểm phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Công tác đánh giá rủi ro đối với DNVVN cần được thực hiện một cách chính xác để đưa ra những cảnh báo cho hoạt động cho vay. Đặc điểm của DNVVN vốn rất đa dạng về chủng loại và phong phú về ngành nghề nên khi đưa ra các tiêu chí chấm điểm, cần hết sức chú ý mới có thể đánh giá được chính xác. Nếu không đưa ra các chỉ tiêu chính xác, điểm tín dụng sẽ không thể đặc trưng cho rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi đánh giá rủi ro các DNVVN trong giai đoạn hiện nay, không thể bỏ qua bối cảnh tình hình khủng hoảng kinh tế. Những dự báo về nền kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn hay phục hồi, cơ hội phục hồi của các ngành là những nhân tố tác động mạnh đến các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực đó.

3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing các loại sản phẩm mới tới các DNVVN:

Các DNVVN vốn ít có điều kiện tiếp cận thông tin từ ngân hàng, nên ngân hàng cần chủ động tiếp thị các sản phẩm của mình, tư vấn cho các doanh nghiệp các sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp.

Một trong những vấn đề gặp phải của chi nhánh là chưa đa dạng được các loại hình cho vay mà vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay từng lần và tỷ trọng rất ít là cho vay chiết khấu. Một phần nguyên nhân là do ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng để tư vấn sản phẩm của ngân hàng.

DNVVN khi được tư vấn sản phẩm cho vay phù hợp sẽ tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng quy mô cho vay của ngân hàng và từ đó, tăng chất lượng cho vay.

Để DNVVN biết đến ngân hàng nhiều hơn ngoài các sản phẩm cho vay truyền thống, ngân hàng cần chủ động tìm đến khách hàng thông qua các chương trình marketing giới thiệu sản phẩm, hay qua lời tư vấn của cán bộ tín dụng. Để khích lệ cán bộ tín dụng đưa vào các sản phẩm cho vay mới, ngân hàng cũng cần có những hình thức khích lệ đối với các cán bộ tín dụng tư vấn thành công các sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 64 - 67)