III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, THÁO GỠ
3/ Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp [11.09.2007 11:54]
Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV – Credit Rating Vietnam) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp thông tin tín dụng trên thị trường Việt nam. Là một tổ chức độc lập, các đánh giá tín dụng của CRV hoàn toàn khách quan nhằm giúp các nhà đầu tư tiếp cận với hệ thống thông tin minh bạch.
Chúng tôi còn cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính và tín dụng, dịch vụ tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp trên thị trường Việt nam trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng tìm kiếm đối tác. Ngoài ra lần đầu tiên ở Việt nam, chúng tôi giới thiệu với các nhà đầu tư dịch vụ quản lý đầu tư theo danh mục, nhà đầu tư chỉ cần cung cấp thông tin về các cổ phiếu và tỷ phần đầu tư trong danh mục của mình sẽ có kết quả về tình hình của danh mục đầu tư tại mọi thời điểm.
Danh bạ công ty Việt Nam
CRV đang xây dựng một hệ thống thông tin doanh nghiệp đầy đủ và cập nhật nhất để giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng tìm kiếm đối tác kinh doanh trong mọi lĩnh vực ở thị trường Việt nam.
Danh mục của bạn
Lần đầu tiên ở Việt nam, CRV giới thiệu dịch vụ danh mục của bạn. Nhằm giúp các nhà đầu tư quản lý tốt danh mục đầu tư của mình, chỉ cần cung cấp thông tin về các cổ phiếu và tỷ lệ đầu tư của mỗi cổ phiếu trong toàn bộ danh mục đầu tư các nhà đầu tư có thể có được tình hình biến động của danh mục đầu tư của mình tại mọi thời điểm. Nói cách khác, các nhà đầu tư có một chỉ số đầu tư riêng cho danh mục của mình và có thể theo dõi tình hình của giỏ đầu tư tại mọi thời điểm nào.
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
CRV không chỉ cung cấp thông tin xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp mà còn tư vấn để các doanh nghiệp nâng cao chỉ số xếp hạng tín dụng của mình. Với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, chúng tôi sẽ đem đến cho các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất.
Đào tạo
CRV cung cấp dịch vụ đào tạo nghiệp vụ cho các nhà môi giới chứng khoán, nghiệp vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.
Dịch vụ thông tin tín dụng doanh nghiệp và thị trường Việt Nam
Bước đầu CRV cung cấp thông tin tín dụng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và thông tin tín dụng của các ngành kinh tế nói chung. Tiến tới chúng tôi sẽ mở rộng để cung cấp thông tin tín dụng của hầu hết các doanh nghiệp lớn tại Việt nam. Ngoài ra CRV còn cung cấp các thông tin trên thị trường OTC, thông tin IPO và các thông tin kinh tế Việt nam và thế giới.
Tín nhiệm doanh nghiệp - Để “biết người biết ta” [11.09.2007 11:22]
Bộ Tài chính đang soạn thảo khung pháp lý cho hoạt động này.
Một trung tâm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp đầu tiên vừa được ra mắt tại Việt Nam (Vietnamnet Center- CRVC), đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư nhất là các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm cơ hội làm ăn ở Việt Nam. Dịch vụ này ra đời là một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là trong xu thế hội nhập của nền kinh tế và trong tình hình Việt Nam sắp gia nhập WTO. Theo ông Phạm Thế Hải, Giám đốc Trung tâm Vietnamnet Center- CRVC, đây chính là nơi “bắt mạch thăm bệnh” cho các doanh nghiệp để đưa ra những chỉ số đánh giá về mức độ tín nhiệm của họ. Để giúp doanh nghiệp biết họ là ai, được tín nhiệm như thế nào, đồng thời, nắm bắt những thông tin cần thiết về đối tác của mình. Ngày 22/6, tại Hà Nội, một cuộc hội thảo đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp- nhu cầu thiết yếu tại Việt Nam được tổ chức. Hội thảo đã tập trung rất nhiều ý kiến đưa ra những lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia vào dịch vụ đánh giá tín nhiệm.
Tại Việt Nam, khái niệm đánh giá tín nhiệm còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Theo TS Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính thì dịch vụ đánh giá tín nhiệm sẽ gặp không ít khó khăn do vấn đề lịch sử tác động. Nhân đây, Bộ Tài chính đang soạn thảo khung pháp lý để tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ này phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế. Đánh giá tín nhiệm, hay xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của một công ty; hoặc đánh giá mức độ rủi ro gắn liền
với các loại đầu tư khác nhau. Các loại đầu tư này có thể dưới dạng các công cụ cho vay như: Vay và gửi tiền tại ngân hàng, hoặc có thể dưới dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu, giấy nhận nợ... Với “định nghĩa” đánh giá tín nhiệm như vậy thì việc đánh giá này là cần thiết, vì công ty sử dụng vốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà đầu tư, từ ngân hàng hay từ nguồn vốn của các nhà cung cấp. Trên thực tế, khi tham gia đánh giá tín nhiệm, doanh nghiệp sẽ nhận được những thông tin đánh giá độc lập, khách quan về tình hình tài chính, khả năng thanh toán. Mặt khác, doanh nghiệp còn nhận được dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý, quan hệ công chúng (PR)... Họ sẽ được cấp chứng chỉ xác nhận về mức độ tín nhiệm và cuối năm có thể tham gia buổi tổng kết xếp hạng. Những doanh nghiệp nào có vị trí xếp hạng cao sẽ được tôn vinh và điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc quảng bá và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các đối tác nước ngoài trước khi vào Việt Nam đầu tư, liên doanh liên kết, họ hầu hết phải thông qua một tổ chức nào đó để xác định độ tin cậy của đối tác trong nước mình sẽ hợp tác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thông tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của tổ chức đánh giá. Ngoài ra còn phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại thông tin một cách chính xác.
Tiến sĩ Đoàn Duy Khương- Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Chúng ta đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế thị trường, trong đó, sự minh bạch là điều kiện thiết yếu để chủ động hội nhập và phát triển. Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn quan trọng, nhưng hiện vẫn phát triển một cách chậm chạp, mà một trong những nguyên nhân là chưa có một tổ chức đánh giá tín nhiệm. Trong một nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì các doanh nghiệp phải thực sự biết mình là ai, đứng ở vị trí nào và phải thực sự hiểu về đối tượng cạnh tranh: “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tổ chức đánh giá tín nhiệm ra đời một mặt sẽ là cầu nối thông tin giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư không chỉ trên thị trường chứng khoán mà còn trong việc lựa chọn đối tác. Mặt khác, với kết quả xếp hạng một cách khách quan, doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin để tự điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cải tiến quy trình quản lý.
Với nhận xét của TS Chu Tiến Quang - viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì có thể coi loại hình dịch vụ mới này như một “món ăn mới” của thị trường. Cần để cho các DN hiểu và tiếp cận với “món ăn mới” này một cách dễ dàng, đó cũng là một phần của sự thành công. Bằng các biện pháp giải thích cho DN hiểu hoạt động này khác với các hoạt động khác như ISO, kiểm toán ở chỗ: đây như một hoạt động “khám bệnh” cho DN để giúp họ có những liều thuốc thích hợp chứ không phải kiểm toán để đánh thuế... Cũng cần lưu ý một đối tượng đánh giá quan trọng đó là thời gian tồn tại và phát triển của DN.
Người ta có thể nhầm lẫn chức năng của loại hình dịch vụ mới này với một số tổ chức khác như: Tư vấn tài chính, dịch vụ thông tin, các công ty kiểm toán... Giải thích điều này, ông Khương cho biết: Những tổ chức trên chỉ đánh giá các DN chủ yếu trên góc độ tài chính. Nhưng để đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp thì ngoài các chỉ tiêu tài chính còn có các chỉ tiêu phi tài chính rất quan trọng như tình hình cạnh tranh, triển vọng phát triển của sản phẩm, xu hướng thị trường, ý kiến và phản ứng của người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp... Kết quả xếp hạng sẽ là sự kết hợp kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính có tính khác biệt về ngành và quy mô.
Như vậy, một tổ chức đánh giá tín nhiệm DN cần thiết phải có một đội ngũ chuyên gia thực sự giỏi, cùng với một quy trình đánh giá khoa học, khách quan, chính xác và phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Điều kiện quan trọng nhất đó là tổ chức muốn đánh giá DN và muốn khẳng định mình thì trước hết phải tạo dựng được uy thế và uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp.
Xếp hạng và giải thưởng dành cho các DN là một điều cần thiết và là nhu cầu thực tế của xã hội. Gần đây, khi quá trình cổ phần hóa diễn ra mạnh mẽ, đồng thời thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng trưởng mạnh, một nhu cầu mới đang đặt ra với các nhà đầu tư là cần một thước đo cho DN để họ có thể tham khảo trước khi đầu tư. Nhưng để có được một tổ chức xếp hạng tín nhiệm các DN Việt Nam thật sự khoa học, khách quan, độc lập và uy tín nhất thì cũng là vấn đề khó khăn.
Thực trạng ngành xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam cũng có một số công ty xếp hạng tín nhiệm DN như: Công ty Xếp hạng tín nhiệm DN Việt Nam (CRV), Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN (C&R), Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước, Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)… Nhưng các công ty này trong thời gian qua chưa đưa ra công bố một bản danh sách xếp hạng đúng với khái niệm của xếp hạng tín nhiệm DN.
Mới đây, Vietnam Report kết hợp với báo điện tử VietNamNet đã công bố bảng xếp hạng top 500 DN lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500) theo mô hình của Fortune 500. Đơn vị tổ chức mong muốn sẽ duy trì một bảng xếp hạng DN có uy tín của Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Hàng năm, thông qua số liệu điều tra về DN trên toàn quốc của Tổng cục Thống kê như: tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, số lao động… kết hợp với điều tra của Vietnam Report và số liệu cung cấp từ các DN, các DN Việt Nam sẽ được đánh giá, xếp hạng thông qua các tiêu chí được công bố công khai, đảm bảo tính khoa học, khách quan và độc lập.
Gần đây, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) có đưa ra danh sách xếp hạng top 200 DN Việt Nam. Các chuyên gia UNDP đã công bố một bản báo cáo chi tiết nêu rõ quá trình điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá top 200 DN hàng đầu của Việt Nam cũng như các câu chuyện đằng sau cuộc nghiên cứu. Mục tiêu của bản báo cáo nhằm tìm hiểu xem DN và các tập đoàn của Việt Nam đang thích ứng ra sao với môi trường kinh doanh đang biến đổi, đồng thời xác định được họ đến từ đâu, chiến lược tăng trưởng của họ là gì và những hạn chế họ gặp phải. Có thể nói, báo cáo của UNDP là một cuộc điều tra nghiên cứu DN đầu tiên để đưa ra danh sách xếp hạng 200 DN hàng đầu tại Việt Nam. Các chuyên gia của UNDP đã kết hợp 3 chỉ tiêu doanh số, tài sản và số lao động để đánh giá giống như mô hình của Forbes. Ngoài ra, UNDP còn tiến hành đồng thời điều tra phỏng vấn trực tiếp các DN thuộc phạm vi nghiên cứu để đưa ra bức tranh tổng thể về thứ hạng 200 DN hàng đầu Việt Nam...
CIC vừa qua cũng đưa ra thông tin sẽ công bố thông tin xếp hạng các DN đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và sẽ công bố vào cuối năm 2007. Theo ông Đào Quang Thông, Phó Giám đốc CIC, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép CIC cung cấp bản báo cáo phân tích, xếp hạng tín dụng DN. Đối tượng được nhận các bản báo cáo xếp hạng tín dụng DN là các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, không cung cấp cho các đối tượng khác. Và mới đây nhất, CIC đã được chính thức thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng DN.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng giám đốc CRV, trong giai đoạn đầu, CRV sẽ xếp hạng tín nhiệm DN của các công ty đang được niêm yết trên TTCK Hà nội và TP.HCM. Ở giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành xếp hạng những công ty lớn, những công ty đang được giao dịch trên thị trường OTC. Dự kiến kết quả xếp hạng DN trên TTCK sẽ được công bố vào đầu năm 2008.
Nhìn ra các nước
Nếu như trên thế giới, việc lựa chọn của nhà đầu tư khi định làm ăn với DN nào đó trở nên rất đơn giản, với việc tham khảo các mô hình đánh giá và xếp hạng sẵn có, thì ở Việt Nam, đây vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp thấu đáo.
Tại Mỹ, với S&P 500 - chỉ số đo lường 500 mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất của Hoa Kỳ được tính toán và công bố bởi Công ty Standard & Poors thì nhà đầu tư có thể lựa chọn được trong phạm vi hẹp đó, để đầu tư nhanh chóng, thay vì tự khảo sát điều tra một cách không chuyên nghiệp. S&P là một chỉ số đáng tin cậy luôn được các quỹ đầu tư tin dùng. S&P 500 gồm 500 công ty, trong đó 400 công ty ngành công nghiệp, 20 công ty ngành giao thông vận tải, 40 công ty ngành phục vụ, 40 công ty ngành tài chính.
Hoặc Fortune 500 - Danh sách xếp hạng top 500 công ty đại chúng hàng đầu của Hoa Kỳ dựa trên tổng doanh thu do tạp chí Fortune đưa ra. Fortune 500 là danh hiệu đo lường sức mạnh của các DN dựa trên doanh thu, nên có hạn chế trong việc phản ánh thực chất của các DN cũng như tương quan thứ hạng. Bên cạnh đó, Fortune cũng có công bố các danh sách xếp hạng khác nhau dựa trên các chỉ tiêu cụ thể như: top 100 về doanh thu, top các công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao (top revenue growth), DN có số nhân công cao (big employer), công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao (high profit growth)… Tại Nhật Bản, công ty dịch vụ tài chính thuộc ủy ban chứng khoán; Tại Hàn Quốc, công ty giám sát tài chính (cơ quan tiền thân là Ủy ban Chứng khoán Hàn Quốc); Tại Malaysia, Ủy ban Chứng khoán Malaysia là các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các CRV. Như vậy, do xếp hạng tín nhiệm gắn liền với các khoản vay nợ, trong đó quan trọng nhất là hoạt động phát hành trái phiếu nên các nước đều giao nhiệm vụ quản lý hoạt động của các CRV cho các cơ quan hành chính quản lý hoạt động của TTCK. Và bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm: Tại Nhật Bản không bắt buộc điều này, nhưng trên thực tế các công ty vẫn cần có xếp hạng tín nhiệm khi muốn huy động vốn từ các nhà đầu tư. Còn tại Hàn Quốc và Malaysia thì bắt buộc vấn đề này.
Kinh nghiệm với Việt Nam