Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay:

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Trang 29 - 32)

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị của tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.

Được áp dụng đối với các loại hình tín dụng sau:

+ Vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống. + Vay để thực hiện lô hàng xuất, tài sản bảo đảm chính là lô hàng xuất.

+ Vay để thực hiện lô hàng nhập, tài sản bảo đảm chính là lô hàng nhập. Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay:

+ Đối với khách hàng vay:

. Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng.

. Có khả năng tài chính và các nguồn thu nhập hợp pháp.

. Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

. Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án. . Có mức vốn tự có tham gia vào dự án cộng với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án.

. Có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng một hoặc nhiều biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba tối thiếu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án.

+ Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: . Thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay.

. Phải xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản. . Tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp.

. Phải mua bảo hiểm đối với tài sản mà pháp luật qui định trong suốt thời hạn vay vốn.

Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay có mức độ rủi ro rất cao. Do đó, yêu cầu của công tác quản lý phải đánh giá chính xác hiệu quả mang lại của các dự án đầu tư.

6. Quy trình tài sản bảo đảm:

7. Thẩm định TSBĐ, bên bảo đảm, bên bảo lãnh:

a. Thẩm định tài sản bảo đảm:

- TSBĐ thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng đất củ bên bảo đảm. - TSBĐ là tài sản được phép giao dịch.

- Tài sản không có tranh chấp.

- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn thế chấp, cầm cố.

- Tài sản có tính thanh khoản cao. b. Thẩm định bên bảo đảm:

- Trường hợp bên cầm cố, thế chấp chính là khách hàng vay:

+ Thẩm định tính chính xác các thông tin trong hồ sơ bảo đảm tiền vay nếu có sai lệch thì yêu cầu giải trình ngay.

+ Đối chiếu kết quả chấm điểm, phân loại, phân nhóm, hạng khách hàng vay. - Trường hợp bên cầm cố, thế chấp không là khách hàng vay:

+ Xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Xử lý lý TSB Đ Cho vay Định giá TSBĐ và mức cho vay so với giá trị TSBĐ Yêu cầu thực hiện bảo lãnh Thẩm định TSBĐ, bên bảo đảm Hồ sơ bảo đảm tiền vay

+ Có tài sản hợp pháp.

+ Có tài sản đủ điều kiện và giá trị để thế chấp, cầm cố. c. Thẩm định bên bảo lãnh:

- Xem xét bảo đảm về năng lực pháp luật.

- Tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín; năng lực tài chính tại thời điểm bảo lãnh.

8. Định giá TSBĐ và mức cho vay so với giá trị TSBĐ:

TSBĐ phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Việc xác định giá trị TSBĐ phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp đồng bảo đảm hoặc được ghi trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng kiêm bảo đảm tiền vay.

Phương thức định giá: + Tự định giá.

+ Thuê tư vấn định giá / thẩm định giá. Mức cho vay một số trường hợp cụ thể:

+ Đối với giấy tờ có giá là hối phiếu: không quá 80% mệnh giá của hối phiếu. + Đối với vận đơn: không quá 70% mức định giá.

+ Đối với kim khí là vàng, bạc, đá quí: không quá 80% giá trị định giá.

+ Đối với kim khí quý không phải là vàng, bạc, đá quý: không quá 70% giá trị định giá.

+ Đối với cổ phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán: không quá 50% giá trị định giá và không vượt quá 150% mệnh giá cổ phiếu.

+ Đối với cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường chứng khoán: tối đa 60% giá trị định giá và không vượt quá 150% mệnh giá cổ phiếu.

+ Đối với quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng dân sự, thương mại: không quá 70% giá trị định giá.

+ Đối với quyền sử dụng đất, nhà ở công trình xây dựng trên đất: không quá 70% giá trị định giá.

9. Đăng ký giao dịch bảo đảm:

- Những trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm: + Thế chấp quyền sử dụng đất.

+ Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. + Thế chấp tàu bay, tàu biển.

+ Thế chấp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. - Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm:

+ Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản. + Cục Hàng Không Việt Nam.

+ Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia. + Trung tâm giao dịch chứng khoán.

10. Quy trình xử lý TSBĐ:

- Các trường hợp xử lý TSBĐ:

+ Đến thời hạn mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình.

+ Pháp luật qui định TSBĐ phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác đã đến hạn. + Bên bảo đảm là doanh nghiệp bị Toà án tuyên bố phá sản.

- Nguyên tắc xử lý TSBĐ:

+ Trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý theo thỏa thuận giữa các bên, nếu không thỏa thuận thì được bán đấu giá theo qui định của pháp luật.

+ Trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm, nếu không thỏa thuận thì được bán đấu giá theo qui định của pháp luật.

+ Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đả, tổ chức, cá nhân có liên quan và phù hợp với các qui định của pháp luật.

- Các phương thức xử lý TSBĐ: + Bán tài sản.

+ Nhận TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. + Nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba.

+ Các phương thức khác do các bên thoả thuận.

- Thông báo việc xử lý TSBĐ trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ cho các bên cùng nhận bảo đảm.

- Thời điểm xử lý TSBĐ: không được trước 7 ngày làm việc đối với TSBĐ là động sản hoặc 15 ngày đối với tài sản là bất động sản kể từ ngày đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý TSBĐ.

- Thu giữ TSBĐ để xử lý: trong trường hợp không có thỏa thuận được phương thức xử lý tài sản hoặc có thoả thuận nhưng bên bảo đảm không thực hiện, cố tình kéo dài, lẩn tránh việc xử lý.

- Trước thời điểm xử lý nếu bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng và thanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ chuyển trả tài sản cho bên bảo đảm.

- Bán tài sản bảo đảm:

+ Giao cho bên bảo đảm tự bán: phải thoả thuận bằng văn bản.

+ Ngân hàng trực tiếp bán hoặc phối hợp với bên bảo đảm cùng bán TSBĐ theo thoả thuận. + Bán TSBĐ thông qua tổ chức bán đấi giá tài sản.

+ Ngân hàng nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w