Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay:

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Trang 28 - 29)

Cầm cố tài sản là việc người đi vay chuyển giao tài sản cho ngân hàng cho vay nắm giữ để vay một số tiền nhất định và dùng tài sản đó để bảo đảm cho số nợ vay, khi đến hạn người đi vay không trả

được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cầm cố để thu nợ.

Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng ký quyền sở hữu, có loại đăng ký quyền sở hữu. Đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu khi cầm cố tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ.

Thế chấp là việc người đi vay đem tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình thế chấp cho ngân hàng cho vay để vay một số tiền nhất định và dung tài sản đó để bảo đảm cho số nợ vay. Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP thì: một tài sản có thể thế chấp trên nhiều khoản vay tại một ngân hàng và một tài sản được thế chấp cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau nhưng phải đăng ký qua giao dịch bảo đảm.

Đối tượng – TS thế chấp, cầm cố:

+ Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất.

+ Động sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá, phương tiện vận tải. + Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, công trái.

+ Tài sản hình thành từ vốn vay trung dài hạn.

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w