Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước

Một phần của tài liệu 395 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam (Trang 72 - 74)

8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock

2.3.3. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước

Ngành chế biến hạt điều là một trong những lĩnh vực chế biến ưu tiên phát triển được Bộ Nông nghiệp và PTNT khỡi thảo và đưa vào trong đề án Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2000- 2020. Ngành điều cũng được Chính phủ ban hành một loạt chính sách ưu đãi như: các DN làm điều được vay vốn từ quỹ hỗ trợ quốc gia, miễn thuế XK, miễn giảm thuế nông nghiệp, ưu đãi đầu tư…Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng đã có dự án phát triển giống điều với kinh phí trên 25 tỷ đồng. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đã có kinh phí cho đề tài xử lý hạt điều sau thu hoạch. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều DN nêu lên tại cuộc hội thảo về công nghệ chế biến điều do Vinacas tổ chức vào tháng 9 năm 2003, thì nguồn vốn ngân sách đầu tư cho ngành điều nói chung và cho lĩnh vực chế biến nói riêng còn rất thấp. Ví dụ như: Nguồn vốn ưu đãi dành cho các đơn vị XK nhưng DN chế biến điều cũng không được vay; Một số dự án đầu tư cho công tác nghiên cứu công nghệ chế biến điều thời gian qua thường không hiệu quả, nghiên cứu xong rồi … bỏ đó![10] Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại còn thấp, chưa ngang tầm với giá trị mang lại, phần lớn các DN phải tự bơi là chính…

Từ năm 2000 đến năm 2003, Nhà nước và cả DNCBĐ đã đầu tư khoảng 50 tỷ đồng cho cây điều, nhưng chủ yếu mới tập trung ở khâu nghiên cứu giống mới, còn đầu tư cho thiết bị công nghệ chưa nhiều và vẫn còn không ít

bất cập. Cụ thể, một số đề tài nghiên cứu đã và đang thực hiện như chế biến rượu từ trái điều, chưa nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng; hay máy sấy điều cũng chưa làm rõ giá trị tăng thêm khi sử dụng máy sấy này thay cho hình thức phơi nắng…Chính vì thế mà có ý kiến cho rằng các đề tài nghiên cứu thiết bị công nghệ chế biến điều không đi vào thực tiễn. Trong khi đó, một số khâu cần cơ giới hóa và cũng là bức xúc của nhiều nhà chế biến là khâu tách nhân, tách vỏ lụa, phân loại hạt điều…vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào đụng đến và vẫn phải làm theo phương pháp thủ công. [22]

Xét thấy những khó khăn này của DNCBĐ, từ năm 2003 cho đến nay, Nhà nước có chính sách tăng cường đầu tư, cấp kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu cho đến lúc ra được thiết bị ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng Nhà nước bỏ tiền ra làm, đề tài nghiệm thu xong lại xếp vào tủ, công tác nghiên cứu đã được gắn liền với thực tiễn và được tổ chức thực hiện, giám sát có hệ thống. Cụ thể, Hiệp hội Cây điều sẽ tập hợp nhu cầu về thiết bị của các đơn vị thành viên và thông tin với Cục chế biến nông - lâm sản, trên cơ sở đó Cục chế biến nông – lâm sản sẽ “đặt hàng” các nhà khoa học.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đang tạo điều kiện thuận lợi để giúp các DNCBĐ phát triển hơn nữa, bao gồm cho vay ưu đãi và miễn thuế cho các nhà XK điều nhân và NK điều thô trong nước. [12]

Để hỗ trợ các DN nói chung và các DNCBĐ nói riêng khai thác thị trường, Bộ thương mại mà cụ thể là Cục xúc tiến thương mại thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại với các nước. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ thị ban hành ngày 22/3/2002 về việc thành lập thí điểm 3 trung tâm giới thiệu sản phẩm VN tại Hoa Kỳ, Dubai và Nga – Đây cũng là điều kiện để các DNCBĐ có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình tại nước ngoài dễ dàng và ít tốn kém nhất.

Một phần của tài liệu 395 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)