Năng lực cạnh tranh về giá và giá thành

Một phần của tài liệu 395 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam (Trang 62 - 66)

8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock

2.2.8. Năng lực cạnh tranh về giá và giá thành

Theo kết quả điều tra của một nhóm nghiên cứu thông qua phỏng vấn các nhà chế biến hạt điều được thực hiện vào tháng 7 năm 2004 thì cấu trúc giá của hạt điều được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2-11: Cấu trúc giá của hạt điều

Giá nhân điều XK (FOB) tại cảng Sài Gòn, Tp.HCM (*) 50,750

Chi phí Phí hải quan Phí bảo hiểm

Phí kiểm định chất lượng Chi phí liên quan XK khác

Vận chuyển từ nhà máy đến cảng 11 3 5 57 22 82

Giá trị mỗi kg nhân điều khi ra khỏi nhà máy (Ex-factory

unit value) 50.570

Lợi nhuận chế biến Chi phí đóng gói

Chi phí chế biến (lương, nguyên liệu, khấu hao… ) Chi phí tài chính

2.492 1.078 10.000 2.500

Giá trị nguyên liệu đầu vào 34.500

Giá trị mỗi kg điều thô mua vào (**) 7.500

Tổng chi phí và lợi nhuận của người thu mua 300

Giá trị mỗi kg điều thô thu mua từ nông dân 7.200

Nguồn: Price structure for cashew nuts, www.undp.org.vn [38]

(*) Giá XK trung bình từ những tháng đầu năm 2001

(**) Giả sử định mức sản xuất từ điều thô ra nhân điều là 4.6

Dựa vào bảng cấu trúc giá của các DNCBĐ năm 2004 cho ta thấy phần nào những khó khăn của DN trong việc giảm chi phí sản xuất. Nếu chỉ xem

xét ở yếu tố giá thu mua nguyên liệu đầu vào của DN (7.500 VNĐ/kg) để có được lợi nhuận 2.492 VNĐ/kg thì đã thấy được khả năng thua lỗ của DN là rất lớn, vì có những thời điểm mà giá thu mua lên đến 17.000-18.000 VNĐ/kg, cho dù giá điều nhân XK cũng có thể tăng theo nhưng thường thì không đáng kể và các DN thường ký hợp đồng vào thời điểm trước đó. Một thực tế không thể tránh khỏi là việc sử dụng các trang thiết bị, máy móc lạc hậu, tiêu hao nguyên nhiên liệu cao trong khi khả năng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh còn yếu chắc chắn dẫn đến tình trạng rất nhiều các DNCBĐ của Việt Nam có mức chi phí cao, giá thành sản phẩm thiếu sức cạnh tranh.

Giảm giá thành sản phẩm nhân điều là vấn đề bức xúc hiện nay của các DN. Những năm 90 của thế kỷ trước, chi phí nhân công chỉ chiếm khoảng 5% chi phí sản xuất, và giá nhân điều XK của Việt Nam trung bình là 4,5 USD/kg. Đến đầu những năm 2000, giá nhân điều XK chỉ giảm xuống mức chỉ còn khoảng 3,3-3,4 USD/kg, thì giá nhân công lại tăng lên tới 15%. Ngoài ra, giá nguyên liệu đã tăng 20% và các chi phí sản xuất khác như điện, nước… cũng tăng 15%[23]. Bởi vậy, phần lớn các DNCBĐ hiện đang từ hòa đến lỗ.

Có một thực tế rất đáng lo ngại là trong khi chi phí sản xuất của các DNCBĐ ngày càng tăng thì ngược lại giá điều nhân XK trung bình qua các năm thường không ổn định và có xu hướng giảm xuống do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Biểu đồ dưới đây cho thấy điều đó:

Năm 2003, khi giá điều XK trung bình nằm ở mức 3,25 USD/kg 4.4 3.25 4.3 3.6 3.75 3.4 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Gia ù XK

thì chi phí sản xuất của nhà máy điều quốc doanh khoảng 4,1 USD/kg và của nhà máy tư nhân là 3,23 USD/kg. Đây là một thực trạng rất đáng báo động về chi phí sản xuất của ngành chế biến điều, đặc biệt là đối với các DNNN.

Theo nhận định của một số chuyên gia, trong mấy năm qua do làm điều có lãi, nhất là sau thắng lợi của vụ điều 2002, nhiều địa phương đã thi nhau xây dựng nhà máy chế biến điều, các nhà máy cũ cũng mở rộng công suất, bên cạnh đó, trên các vùng nguyên liệu chính ở Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai cũng có cà ngàn xưởng chế biến nhỏ do các hộ gia đình quản lý. Khi công suất chế biến đã vượt quá xa so với sản lượng thì việc các nhà máy điều tranh mua, đẩy giá nguyên liệu lên cao là không tránh khỏi.

Trong cuộc đua giảm giá thành sản phẩm giữa các DNNN và DN tư nhân thường ưu thế thuộc về các DN tư nhân. Các nhà máy điều tư nhân với ưu thế bộ máy gọn nhẹ, tổ chức thu mua trực tiếp nên sẵn sàng mua nguyên liệu giá cao, khiến cho các nhà máy quốc doanh (thường có công suất lớn, bộ máy quản lý cồng kềnh, thu mua nguyên liệu thông qua thương lái) phải “cắn răng” chạy theo để mua cho đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất cả năm dù biết rằng làm vậy là sẽ lỗ. Và chính ở đây đã làm bộc lộ ra những nhược điểm lớn của các DNNN trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Chế biến điều là nghề của người nghèo, nghĩa là cơ sở vật chất chỉ nên đầu tư ở mức độ vừa phải, quy mô sản xuất không lớn và tận dụng nguồn nhân công giá rẻ ở các vùng nông thôn sâu, xa. Điều này đã được ngành chế biến điều Aán Độ áp dụng triệt để và rất hợp lý trong 100 năm qua. Còn ở Việt Nam, phần lớn các nhà máy điều quốc doanh lại được xây cất với quy mô lớn, quá khang trang, có nhà máy sáng choang như một phòng họp với hệ thống máy lạnh đắt tiền. Chính vì vậy, chi phí sản xuất điều ở nhiều DNNN không những

không được giảm xuống mà lại còn bị đẩy cao lên bởi một phần nguyên nhân quan trọng là do sự đầu tư quá mức của các nhà máy này.

2.2.8.2. Hệ số lãi ròng (Hay Suất sinh lời của doanh thu) – ROS

Hệ số này là đặc biệt quan trọng đối với các DN do nó phản ánh chiến lược giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động.[27]

Theo số liệu có được từ bảng 8, chỉ số ROS trung bình của các DNCBĐ trong những năm gần đây là khoảng 2,5%. Có thể nói, đây là một chỉ số quá thấp đối với một ngành công nghiệp chế biến. Chỉ số này cho thấy khả năng kiểm soát chi phí của các DNCBĐ là không tốt và giá trị gia tăng mà các DNCBĐ nước ta tạo ra là quá nhỏ. Sở dĩ giá trị gia tăng của các DNCBĐ nước ta tạo ra vẫn còn thấp là vì nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do sự kiểm soát chi phí quá kém của các DN.

Tóm lại, qua phân tích tình trạng kiểm soát chi phí hoạt động cũng như phân tích chỉ số ROS của các DNCBĐ, tình trạng chung về năng lực cạnh tranh giá và giá thành sản phẩm của các DNCBĐ được nhìn nhận ở những điểm sau: khả năng cạnh tranh của các DN nước ta về giá thành sản phẩm là còn kém, kéo theo khả năng cạnh tranh về giá cũng thấp.

Một phần của tài liệu 395 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)