Nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ cho CB – NV và đồng thời hợp lý hóa khâu tuyển dụng và sử dụng công nhân (nâng cao hiệu quả nguồn

Một phần của tài liệu 395 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam (Trang 97 - 99)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA

3.3.8. Nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ cho CB – NV và đồng thời hợp lý hóa khâu tuyển dụng và sử dụng công nhân (nâng cao hiệu quả nguồn

lý hóa khâu tuyển dụng và sử dụng công nhân (nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực)

Để các DNCBĐ nước ta trong giai đoạn tới có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ, yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng và sau đây là một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

‰ Đối với CB – NV, xây dựng lại đội ngủ CB – NV cho các DNCBD trên cơ sở tuyển dụng mới nhân tài, đào tạo hoặc thuyên chuyển những nhân viên không phát huy năng lực.

ƒ Tuyển dụng nhân tài: Trên cơ sở chiến lược kinh doanh của DN, các DNCBĐ cần cân đối, xem xét nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng cụ thể đối với từng vị trí công việc của các phòng ban không chỉ cho hiện tại mà còn cả nhu cầu dự kiến trong tương lai. Các DNCBĐ có thể thiết kế cho mình một quy trình tuyển dụng phù hợp tùy thuộc vào từng đặc điểm riêng của DN. Các kỹ năng, phẩm chất, kiến thức mà DN cần có ở người xin việc phải được lồng ghép trong nội dung phỏng vấn, thi tuyển… mà DN đưa ra.

ƒ Đào tạo nhân viên: Những nhân viên còn thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế nhưng có tinh thần học hỏi và nổ lực học hỏi thì các DN nên quan tâm bồi bổ cho họ thông qua một số phương pháp như: Phương pháp dạy kèm, Phương pháp hội nghị. Ngoài ra, các DNCBĐ phải tăng cường đầu tư hơn nữa về thời gian cũng như tiền bạc cho nhân viên nhằm tạo điều kiện cho họ được tham gia học tập từ những khóa đào tạo ngắn hạn do các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước mở.

ƒ Thuyên chuyển nhân viên: Đối với những nhân viên chưa phát huy được năng lực của mình, bộ phận nhân sự nên tiến hành rà soát lại và nếu cần có thể thuyên chuyển những nhân viên này sang những vị trí, phòng ban mới phù hợp với kiến thức, kỹ năng của họ hơn nhằm phát huy được tối đa năng lực của nhân viên.

‰ Đối với lực lượng lao động trực tiếp, có những biện pháp tuyển dụng hiệu quả nhằm giải quyết bài toán thiếu lao động.

Hiện nay, cái thiếu lớn nhất của các DNCBĐ là thiếu công nhân tham gia sản xuất trực tiếp. Do vậy, các DNCBĐ cần phải có biện pháp tuyển dụng hiệu quả để đáp ứng được nhu cầu lao động tại các nhà máy của mình. Những biện pháp tuyển dụng dưới đây nên được các DNCBĐ áp dụng:

ƒ Quảng cáo: Thông qua các phương tiện thông tin như báo chí, radio, truền hình… của những địa phương ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tiến hành đăng tải các thông tin tuyển dụng.

ƒ Cử chuyên viên tuyển mộ đến trực tiếp tại các vùng có lực lượng lao động dồi dào và rẻ để tuyển dụng. Đây là biện pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất, vì bên cạnh việc chủ động tuyển dụng, DN còn hiểu được điều kiện sinh sống của người lao động và từ đó có những chính sách để giữ chân người lao động.

ƒ Thông qua các cơ quan tuyển dụng: Đặc biệt là các cơ quan tuyển dụng có văn phòng, chi nhánh hoặc đại diện tại những vùng nông thôn.

‰ Xây dựng và hoàn thiện chính sách lương bổng và đãi ngộ cho CB – CNV sao cho hợp lý nhất nhằm giữ chân các nhân tài cũng như đảm bảo được lực lượng lao động trong DN.

Thực tế cho thấy, các DNCBĐ nước ta còn rất yếu kém trong việc giữ chân người lao động và cả những nhân viên có tài năng của mình. Có rất nhiều lý giải từ vấn đề này, nhưng lý giải thuyết phục nhất vẫn là xuất phát

từ chính sách lương bổng và đãi ngộ của các DN. Để đạt được mục đích trên, các DNCBĐ cần xây dựng và hoàn thiện chính sách lương bổng, phúc lợi và đãi ngộ dựa trên những cơ sở:

ƒ Đối với CB – NV: là những yếu tố như môi trường của công ty, thị trường lao động, bản thân nhân viên, bản thân công việc (phân tích và mô tả công việc, đánh giá công việc).

ƒ Đối với lao động trực tiếp: là những yếu tố như thị trường lao động, bản thân công việc, số giờ lao động, số sản phẩm làm ra, điều kiện làm việc.

‰ Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, kích thích tinh thần lao động và mang

tính chuyên nghiệp

Các DN cần thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ, hội thao trong nội bộ DN hoặc liên kết với các DN khác nhằm tạo điều kiện cho CB- CNV có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, học hỏi và hiểu biết lẫn nhau. Trong những môi trường như vậy, tinh thần làm việc của họ sẽ được cũng cố mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu 395 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)